Quay lại Dân trí
Dân Sinh

30 tuổi, nên tiếp tục học tiếp để phát triển sự nghiệp hay không?

Học hành trước giờ không chịu giới hạn của thời gian, địa lý hay tuổi tác… Có lẽ vì chúng ta từ nhỏ đã bị “bắt” học hành nên sau khi trưởng thành, cảm thấy học hành là cái gì đó rất kinh khủng, nhưng học hành thực ra lại là phương thức để ưu tú hóa một người, là phương pháp giúp một người vượt qua được giai đoạn tắc nghẽn trong sự nghiệp tốt nhất.

Không biết bạn đã bao giờ nghe tới cái gọi là "đường cong cuộc đời" chưa? Nó là một đường Parabol lúc cao lúc thấp, không bao giờ bất biến.

Trong cuộc sống, bất kể thân phận của chúng ta là gì, cũng luôn sẽ cảm thấy mơ hồ, hoang mang và lo âu ở một giai đoạn nhất định nào đó, không biết phải làm sao, thậm chí cuộc sống còn bắt đầu xuống dốc, không có "đường cong cuộc đời" của ai là mãi dương cả.

Đặc biệt là khi bước qua tuổi 30, sẽ có vô số người nói với bạn rằng, họ cảm giác như cuộc đời của mình đang xuống dốc, và cũng chính vào lúc này, oán than và phản kháng cũng trở nên bất lực hơn bao giờ hết. Vậy thì, làm sao để vượt qua giai đoạn "chững" này?

Học hành trước giờ chưa bao giờ giới hạn độ tuổi

N., nhân viên quản lý cấp cao của một khách sạn 5 sao cao cấp, ở tuổi 30, cô quyết định từ bỏ chức vị và mức lương không tồi để đi du học, tiếp tục học cao hơn.

Có thể thấy, ước mơ của N. không chỉ dừng lại ở việc trải qua một cuộc đời bình bình, giản đơn, cô có những mưu cầu cao cấp hơn với cuộc sống, từ tiền thuê gần chục triệu bạc tới những món đồ xa xỉ chất đầy trong tủ đồ của mình, có thể nhận thấy rằng cô có sự mưu cầu vật chất lớn hơn người bình thường, không bàn tới chuyện giá trị quan của cô ấy có đúng đắn hay không, nhưng ít nhất, cô ấy biết rằng, muốn sống một cuộc sống tốt hơn, cần phải nâng cao bản thân qua học tập.

Biết bao người sau khi tốt nghiệp đại học, luôn làm những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại như một cái máy mỗi ngày, ngày này qua tháng khác, ngoài việc biến mình thành một nhân viên lành nghề hữu danh vô thực ra, kĩ năng và tầm nhìn lại dường như luôn dậm chân tại chỗ.

Hơn 10 năm vất vả đèn sách, sau khi đi làm, sau khi được thỏa mãn những nhu cầu vật chất cơ bản, họ dường như không còn coi trọng cái gọi là ước mơ và giá trị bản thân, đâm đầu vào cái gọi là "công việc ổn định", dần dần, sự ổn định ấy âm thầm hủy hoại đi sự cầu tiến trong tri thức và tầm nhìn của họ.

Đây chính là lý do mà vì sao rất nhiều người khi bước vào tuổi trung niên, thường xuyên ca thán mình gặp phải nguy cơ trung niên, sự nghiệp bị chững lại, bởi lẽ, khoảnh khắc bước ra khỏi trường học, là bạn đã ngừng học tập.

Học tập không chỉ là học tập trong sách giáo khoa trong trường lớp

C., vốn dĩ là một cô con gái rượu ngoan ngoãn lớn lên trong sự cưng chiều của ba mẹ, cô không ham cái gọi là công danh, sau khi kết hôn, vì chuyện con cái mà xảy ra mâu thuẫn với chồng, cuối cùng ly hôn không êm đẹp. Tâm bệnh thì phải tự mình chữa, tâm bệnh của C, trông thì có vẻ như là vì chuyện con cái, nhưng thực ra, đó là bởi cô chưa hài lòng với mình.

Ba mấy tuổi đầu không biết nấu cơm, luôn dựa dẫm vào người khác, cũng không có tài năng gì, cũng chẳng quá tự tin, chồng đi công tác vẫn còn nhờ mẹ đẻ sang nhà nấu cơm cho ăn, ở độ tuổi hơn 30, cô không có sự độc lập, những vấp váp trong xã hội và áp lực dồn nén trong nội tâm, khiến cô lựa chọn viết lách để giải tỏa mọi thứ.

Cô bắt đầu học viết lách, kiên trì viết truyện, viết ra những cảm nhận và kiến giải của bản thân về cuộc sống, điều này khiến cô hiểu rõ mình hơn, cảm ngộ rõ hơn về cuộc sống. Sau cùng, sách của cô được mua bản quyền, lần đầu tiên trong cuộc đời, cô kiếm được số tiền bản quyền lớn tới như vậy, nó không chỉ tăng thêm sự tự tin cho cô, mà còn khiến cuộc đời của cô bước sang một trang mới.

Sau khi bước ra xã hội, đừng cho rằng học hành là phải cắm đầu vào đọc các cuốn sách giáo khoa, thế giới rộng lớn như vậy, biển học là vô bờ, chúng ta có thể lựa chọn nội dung học tập dựa vào sở thích của mình, chẳng hạn như viết lách, nhiếp ảnh, phát thanh, hội họa… nó cho phép chúng ta trong chiều dài cuộc sống có hạn, gia tăng vô hạn độ rộng của sinh mệnh.

Học hành là chuyện cả đời

Dạo trước, Mã Tuấn Vỹ, diễn viên 49 tuổi nổi tiếng của đài TVB, Hồng Kông vừa mới tốt nghiệp nghiên cứu sinh của đại học Bắc Kinh, lại đang chuẩn bị học tiếp lên tiến sỹ y học, bắt đầu một hành trình học tập mới. Anh nói, "làm diễn viễn chỉ là một trải nghiệm của cuộc sống", ngoài ra, hồi học đại học anh ấy cũng chẳng nhàn rỗi chút nào, lúc rảnh rỗi anh ấy sang Singapore lấy bằng barista, đóng kịch, viết kịch bản, đóng phim và thậm chí còn từng thành lập cả công ty.

Người ưu tú, trước giờ không bao giờ đặt ra giới hạn cho cuộc sống, họ nghe theo nội tâm của mình, làm những việc thích hợp vào những giai đoạn thích hợp nhất.

Học hành trước giờ không chịu giới hạn của thời gian, địa lý hay tuổi tác… Có lẽ vì chúng ta từ nhỏ đã bị "bắt" học hành nên sau khi trưởng thành, cảm thấy học hành là cái gì đó rất kinh khủng, nhưng học hành thực ra lại là phương thức để ưu tú hóa một người, là phương pháp giúp một người vượt qua được giai đoạn tắc nghẽn trong sự nghiệp tốt nhất.

Cuộc đời không có đường tắt, sự hẹp hòi trong nhận thức, sự nhỏ bé của khối lượng tri thức có thể sẽ hình thành nên những trở ngại trong cách nhìn nhận thế giới của chúng ta, nhưng người hiểu rằng học tập là chuyện suốt đời, sẽ sống nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Khi sự nghiệp và cuộc sống của bạn bước vào giai đoạn chững, có nghĩa là, đã tới lúc bạn nên một lần nữa khởi động chế độ học tập để cải thiện hoặc làm mới mình!