Quay lại Dân trí
Dân Sinh

40% người say rượu bia tự lái xe về nhà

Khảo sát tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2018 cho thấy, nam giới gây ra 80% - 90% các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia – lái xe.

Đó là con số được đưa ra Hội thảo quốc gia "Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam" do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Hội An toàn giao thông Việt Nam, Hiệp hội Các doanh nghiệp Rượu châu Á Thái Bình Dương (APIWSA) và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) đã phối hợp tổ chức.

40% người say rượu bia tự lái xe về nhà - Ảnh 1.

Rượu, bia nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Kết quả khảo sát được thực hiện tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2018 cho thấy, nam giới gây ra 80% - 90% các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia – lái xe. Thời gian xảy tai tai nạn thường từ 18 giờ đến 24 giờ và cao hơn vào các ngày cuối tuần; phương tiện chủ yếu là xe máy với 70% - 90% số vụ.

Cũng theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm 68%, trong đó khoảng 40% trong tình trạng bị say. Hầu hết họ đều vi phạm Luật giao thông đường bộ, trong đó có 36% không bật đèn xinhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe. Các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia cũng gia tăng đáng kể, có đến 70 - 80% nguyên nhân các vụ tai nạn do người lái xe đã uống rượu bia.

Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Nam, trường Đại học Việt Đức, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy khi nồng độ cồn trong máu là 20mg/100ml thì nguy cơ xảy ra tai nạn tăng gấp 3 lần, nồng độ cồn 50mg/100ml thì nguy cơ tai nạn tăng gấp 7 lần.

Nhiều người dân cũng thừa nhận việc lái xe khi đã uống rượu bia rất dễ gây tai nạn giao thông, bản thân họ cũng thường tự té ngã hoặc gây tai nạn trong trạng thái say xỉn.

Tuy nhiên số liệu này thấp hơn rất nhiều so với số liệu thống kê tai nạn giao thông do rượu bia nhập viện tại một số bệnh viện. Nguyên nhân cơ bản của khác biệt trên là do trong nhiều vụ tai nạn giao thông, tình trạng chấn thương của nạn nhân đã gây khó khăn lớn cho công tác xét nghiệm nồng độ cồn.

Vì thế, ông Tuấn đề nghị cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ với nguyên tắc "nồng độ cồn trong máu bằng 0 khi điều khiển xe máy"; tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới như lao động công ích…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2012, ở Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt ngưỡng cho phép. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vào năm 2016, có gần 40% các vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia.

Số liệu thống kê của lực lượng Cảnh sát Giao thông cũng cho thấy, số vụ tai nạn giao thông liên quan tới nồng độ cồn trên toàn quốc chiếm 4%. Tại TP. HCM ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%. Tuy nhiên số liệu này thấp hơn rất nhiều so với số liệu thống kê tai nạn giao thông do rượu bia nhập viện tại một số bệnh viện. Nguyên nhân cơ bản của khác biệt trên là do trong nhiều vụ tai nạn giao thông, tình trạng chấn thương của nạn nhân đã gây khó khăn lớn cho công tác xét nghiệm nồng độ cồn. Nam giới gây ra 80%-90% các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tai nạn xảy ra vào buổi tối (18h-24h) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Xe máy gây ra 70%-90% các vụ tai nạn giao thông do rượu bia lái xe.