Bộ Công Thương quyết định điều tra vụ Grab "thâu tóm" Uber
14/04/2018 06:55Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) quyết định tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc Grab "thâu tóm" Uber hạn chế cạnh tranh, liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế nêu tại Luật Cạnh tranh.
Sau khi làm việc với Công ty GrabTaxi Việt Nam, chiều ngày 12 tháng 4 năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã tổ chức làm việc với đại diện hợp pháp của Công ty Uber Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Uber cho biết từ 23h59 ngày 8 tháng 4 năm 2018, Uber đã chính thức chấm dứt hoạt động của ứng dụng Uber tại Việt Nam và hiện tại Văn phòng Uber Việt Nam cũng đã đóng cửa. Như vậy, giao dịch tập trung kinh tế giữa Grab và Uber đã chính thức hoàn tất tại thị trường Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả làm việc với các bên liên quan và thông tin thu thập được, căn cứ Khoản 2 Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004, Cục CT&BVNTD quyết định tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế nêu tại Luật Cạnh tranh năm 2004.
Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
Trước đó, ngày 26/3, Grab đã công bố thông tin về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, Grab sẽ tiếp nhận mảng dịch vụ gọi xe và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống của Grab. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.
Ngày 27 tháng 3 năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã gửi Công văn số 190/CT-TKT đề nghị Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi) cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên.
Ngày 5 tháng 4 năm 2018, Cục CT&BVNTD nhận được văn bản trả lời của Grab. Theo đó, GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%.
Do đó, Grab hiểu rằng các bên tham gia giao dịch không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
THANH NHUNG

-
Tăng trưởng ở Đông Á- TBD mạnh, nhưng cần quan tâm rủi ro
-
12 dự án yếu kém ngành công thương vẫn đình trệ, thua lỗ
-
FLC chính thức đề xuất làm BOT sân bay Quốc tế Đồng Hới-Quảng Bình
-
HDBank được mở mới 45 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2018
-
Sẽ săp xếp lại các Chi cục hải quản, thuế
-
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành Công nghiệp Dệt & May tại Việt Nam
-
Thị trường bất động sản năm 2018 – sóng về đâu?
-
Khởi nghiệp cùng HDBank: Trên 100 sinh viên có cơ hội việc làm
-
Tuyên bố chung CLV 10: Thống nhất hướng đi trong tương lai
-
Hợp tác GMS: không ngừng mở rộng, “Kết nối, Cộng đồng và Cạnh tranh”
-
Nhận diện thương hiệu mới TTC Land
-
GMS Summit: Tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới
-
Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng: Những nỗ lực cải cách và kỳ tích
-
Bộ Tài chính vẫn muốn tăng thuế xăng lên 4.000 đồng
-
Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS: Chia sẻ tầm nhìn và cơ hội
-
Thủ tướng gặp mặt đoàn cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên
-
Thủ tướng: Minh bạch, công khai dự án BOT
-
Quảng Ngãi: Kỷ luật Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn về sai phạm đất đai
-
Dầu diesel rỉ ra theo mạch nước ngầm ở Hà Tĩnh
-
HAGL chiến thắng: Công Phượng mừng một, thầy Park vui mười...
-
Không phát triển chung cư cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố
-
Bí thư TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân chính thức vào cuộc vụ bán rẻ hơn 30ha đất công
-
Giám đốc Công an Đà Nẵng phủ nhận thông tin nhận biệt thự từ Vũ “nhôm”
-
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch tỉnh Hậu Giang
-
“Cô Ba Sài Gòn” giành Cánh diều Vàng 2017
- Cách sửa bếp hồng ngoại tốt nhất
- Đèn exit thoát hiểm dạ quang