Bộ Y tế cảnh báo cúm mùa lành tính nhưng vẫn có thể gây tử vong
27/06/2018 14:51Trước 3 ca tử vong vì cúm mùa A/H1N1 tại TPHCM, Bộ Y tế cảnh báo cúm mùa đa phần là lành tính. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong.
Bệnh nhân cúm A/H1N1 điều trị cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Ca tử vong mới nhất do cúm A/H1N1 là bệnh nhân 46 tuổi, ngụ ở quận Bình Tân. Ban đầu, bệnh nhân khởi phát bệnh với các biểu hiện như ho, sốt tự chữa trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm mà có biểu hiện nặng thêm. Ngày 22/6, người bệnh được chuyển đến Chợ Rẫy trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy.
Các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Dù được bệnh viện điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Sau khi gia đình xin đưa về, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Tuần trước bệnh viện cũng có một bệnh nhân tử vong vì viêm phổi, suy hô hấp, suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm cúm A/H1N1. Trường hợp tử vong vì cúm A/H1N1 đầu tiên tại TP.HCM là một phụ nữ 26 tuổi ngụ quận Thủ Đức, thể trạng béo phì.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết khoa đang điều trị cho 7 bệnh nhân cúm A/H1N1 thì có đến 5 ca bệnh nặng, trong đó có 3 trường hợp phải thở máy. Những bệnh nhân này vốn đang mắc các bệnh nền nghiêm trọng, khiến cúm diễn tiến nặng hơn. 7 bệnh nhân này nằm trong 12 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 từ ngày 11/6. Những người bệnh khác hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định.
Đây là chùm ca bệnh H1N1 đầu tiên xuất hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, xảy ra trong thời gian ngắn. 5 tháng đầu năm bệnh viện ghi nhận rải rác khoảng 10 ca.
Trước các ca tử vong do cúm A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.
Tại Việt Nam, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A/H1N1 chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.
Đa phần các ca mắc cúm mùa thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Các chủng cúm mùa đa phần là lành tính, tự khỏi chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ diễn tiến bệnh nặng lên. Tuy nhiên không vì thế mà người dân chủ quan, khi có biểu hiện cúm nên cách ly và đến viện khám ngay khi có diễn biến nặng để được tư vấn tốt nhất bởi cúm mùa cũng có thể tiến triển nhanh gây viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường… kèm theo thì nguy cơ diễn biến nặng càng tăng lên.
Cúm A/H1N1 là một trong các chủng cúm mùa. Người mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.
Vì thế, khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.
Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).
Vì thế để phòng bệnh cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, mắt; Khi đi đường, nên mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Còn khi đã nhiễm bệnh, nên nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến các nơi công cộng để tránh lây bệnh cho những người khác. Ngoài ra có điều kiện nên tiêm phòng vắc xin cúm để phòng ngừa căn bệnh này.
Theo AN NHIÊN/infonet

-
Khởi động “THỬ THÁCH 3210” - loại bỏ thói quen tiêu dùng nhựa sử dụng một lần
-
5 cách tự nhiên giúp giảm ngứa hiệu quả khi bị muỗi đốt
-
Những gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều protein
-
7 nguyên liệu nhà bếp giúp răng trắng, bóng không cần kem đánh răng
-
Điều gì xảy ra khi bạn không ăn tinh bột
-
Có nên ăn trứng hàng ngày?
-
Nghi nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng, dân chuyển sang dùng nước giếng
-
Nhà có con nhỏ, dùng điều hòa mẹ nhất định phải biết điều này
-
Tại sao bạn bị say khi uống cà phê?
-
Day vào trán có thực sự chữa được đau đầu?
-
Cách tránh bệnh nguy hiểm dễ tấn công trẻ ngày hè
-
Tác hại khôn lường của việc ăn quá nhiều muối
-
5 phút massage ngăn ngừa lão hóa cho chị em văn phòng
-
Pha rượu với nước tăng lực nguy hiểm hơn bạn nghĩ
-
Nên và không nên làm gì khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng?
-
Du khách ngỡ ngàng được phát bánh mì, nước suối tại lễ hội chùa Bà Bình Dương
-
Cần chấn chỉnh biến tướng trong cúng, dâng sao giải hạn
-
Được nghỉ tổng cộng 8 ngày dịp giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5
-
Nữ hành khách bị phạt nặng vì lăng mạ nhân viên hàng không
-
5 ẩn số vũ trụ Liên Xô: Cú đánh khiến Mỹ choáng váng (Kỳ 1)
-
Thủ tướng mong muốn mỗi gia đình trồng một cây xanh, để Thủ đô 4 mùa hoa nở
-
Đầu Xuân, tour du lịch tâm linh hút khách
-
Mưa đá dữ dội ở Lai Châu, hoa màu của bà con bị tàn phá
-
Bài cúng Rằm tháng Giêng 2019 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
-
Nhiều khách hàng bị làm khó khi chuyển mạng giữ nguyên số
- Bình xịt nước tiện ích cho gia đình
- Cân nặng thai nhi theo tuần
- Kính sơn màu chịu nhiệt cao
- Thuốc dưỡng da toàn thân