Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cám cảnh nơi ở của bé trai hơn 1 tuổi có mẹ đi tù, ở cùng người đàn ông lạ trong khu "ổ chuột"

Cháu bé được sinh ra tại ngôi nhà ông Toàn. Một năm sau cũng tại ngôi nhà này người mẹ của bé vướng vào vòng lao lý, bỏ lại cháu cho ông Toàn. Người đàn ông trở thành "cha nuôi" của cháu, cùng nhau rong ruổi trên các con phố Hà Nội để mưu sinh.

Vụ việc bé trai hơn 1 tuổi luôn được ông Lê Thanh Toàn (SN 1960, trú tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) mang đi theo trên chiếc xe bán hàng khắp phố Hà Nội, nhiều người cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cháu bé và không loại trừ việc ông  đã dùng hình ảnh đứa bé để lấy sự cảm thông từ cộng đồng.

Ông Toàn thường xuyên đưa cháu bé đi cùng chiếc xe đẩy

Ông Toàn thường xuyên đưa cháu bé đi cùng trên chiếc xe đẩy.

Liên quan đến sự việc, chúng tôi đã về tổ dân phố, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội để tìm hiểu gia cảnh người đàn ông và điều kiện ăn ở của cháu bé.

Tại ngôi nhà tối om, đồ đạc lỉnh kỉnh, ẩm mốc trong ngõ sâu, ông Tiến (em trai ông Toàn) cho hay, tuy đây là nơi ở nhưng ông Tiến đã sang tên cho em trai sau khi sổ đỏ được thế chấp ngân hàng, hiện tại mỗi tháng ông Tiến phải trả góp 8 triệu đồng, 4 năm nữa mới hết nợ.

Nơi ở của bé trai hơn 1 tuổi, mẹ đi tù phải ở cùng người đàn ông lạ

Chia sẻ về hoàn cảnh anh trai, người đàn ông này cho biết, anh trai mình từng có vợ và 2 con trai, sau khi người con trai lớn mất vì tai nạn, vợ ông Toàn chia tay chồng mang theo đứa con trai thứ 2 đi nơi khác.

Sau đó, ông Toàn cho một người phụ nữ (là mẹ bé trai) về ở được vài tháng thì sinh con ngay tại nhà vệ sinh.

"Hôm đó, anh tôi gọi mọi người sang thì thấy thằng bé bị đẻ rơi cắm đầu xuống nền nhà, sau đó mọi người đưa mẹ cháu đi bệnh viện, sau đó lại về ở đây".

Ông Tiến chia sẻ về hoàn cảnh người anh trai

Ông Tiến chia sẻ về hoàn cảnh người anh trai.

Theo ông Tiến, trước khi chia tay vợ, anh trai của ông làm nghề xe ôm. Từ khi nuôi cháu bé đến nay, ông Toàn thường kéo chiếc xe bán hàng là những thứ đồ chơi trẻ em, thẻ điện thoại, cùng mang theo cháu.

"Sáng kéo đi, chiều tối lại về tầm 7h 30, ai cho thứ gì thì ăn, còn cháu bé thì ông ấy mua cháo và sữa cho ăn. Ngoài ra thì ai cho thứ gì ông ấy đều nhận hết, trong nhà toàn bộ là đồ đồng nát người ta cho để bán", ông Tiến kể.

Cám cảnh nơi ở của bé hơn 1 tuổi mẹ đi tù cùng người đàn ông lạ trong "ổ chuột" - Ảnh 4.

Không thể hình dung được đây chính là chỗ ngủ của 2 ông cháu...

Cám cảnh nơi ở của bé hơn 1 tuổi mẹ đi tù cùng người đàn ông lạ trong "ổ chuột" - Ảnh 5.

Khi mà phế liệu đã chiếm hết diện tích, thậm chí tìm chỗ đặt chân cũng khó.

Cám cảnh nơi ở của bé hơn 1 tuổi mẹ đi tù cùng người đàn ông lạ trong "ổ chuột" - Ảnh 6.

Ngôi nhà của ông Toàn đã thế chấp, người em phải trả nợ.

Hai ông cháu cùng nhau mưu sinh trên những vỉa hè ở Gia Lâm, dù nắng hay mưa đều có nhau.

Chiếc bể bơi bên trong xe đảy

Chiếc bể "bơi di động" cảu bé bên trong xe đẩy được ông Toàn thiết kế cho cháu trong những ngày nằng nóng.

Chúng tôi mong muốn đưa cháu bé vào trung tâm

Sau khi xin ý kiến chủ tịch UNBD thị trấn Gia Lâm để cung cấp thông tin cho chúng tôi, bà Nguyễn Thị Sang – tổ trưởng tổ dân phố Yên Hà, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, cho hay; ông Toàn từng có một tiền án, sau khi ra tù, ông Toàn ở nhà chạy xe ôm.

"Trước đó, người phụ nữ đến ở như vợ chồng với anh Toàn. Sau khi cảnh sát đến khám nhà ông Toàn vì cô gái, mẹ của cháu bé này liên quan vụ mua bán ma túy, chúng tôi cũng quan tâm hoàn cảnh cháu bé. Rất nhiều lần chính quyền địa phương đến vận động ông Toàn để cháu bé ở nhà không nên tha lôi như vậy, tội nghiệp thằng bé. 

Chúng tôi quan tâm mọi chế độ, như đợt Covid-19 cũng cấp gạo, bánh kẹo, nhu yếu phẩm, tôi đề nghị gửi thằng bé ra nhà trẻ sẽ miễn phí, chỉ cần ông đưa đi, đón về nhưng ông này không nghe".

Bà Sang rất bức xúc cho rằng, hình ảnh ông Toàn mang cháu bé đi nhiều nơi làm ảnh hưởng đến tình hình địa phương.

"Ông này đem cháu bé ra để làm hình ảnh kiếm tiền nuôi mình. Đối với cháu bé thì chúng tôi đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất nhưng ông cứ giữ", đại diện tổ dân phố mong muốn cháu bé sẽ được chăm sóc ở một điều kiện tốt hơn.