Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cận cảnh máy Mac dùng chip ARM mà Apple không muốn người dùng biết tới

Developer Transition Kit là máy Mac dùng chip ARM được Apple cho lập trình viên thuê. Bên cạnh việc phải trả 500 USD, lập trình viên sẽ phải tuân thủ một số yêu cầu về bảo mật thông tin do Apple đặt ra.

Tại WWDC 2020 vừa qua, Apple đã công bố rằng họ sẽ ngừng sử dụng chip Intel trên máy Mac của mình, mà thay vào đó là sử dụng chip do hãng tự sản xuất. Do chip của Apple dựa trên kiến trúc ARM chứ không phải x86 như Intel, vậy nên lập trình viên sẽ cần biên dịch lại ứng dụng của mình nếu muốn nó chạy trên những máy Mac sau này.

Để lập trình viên có cơ hội chuẩn bị trước, Apple đã tung ra Developer Transition Kit (DTK). Đây là một cỗ máy được sinh ra dành riêng cho lập trình viên, hỗ trợ họ phát triển ứng dụng ARM cho máy Mac. Để có được DTK, bên cạnh việc phải là lập trình viên, người dùng sẽ phải bỏ ra 500 USD. Tuy nhiên, số tiền 500 USD này không phải là để "mua đứt", mà chỉ là Apple cho thuê. Đến một thời điểm nhất định nào đó, Apple sẽ tiến hành thu hồi DTK và lập trình viên sẽ bắt buộc phải gửi trả lại cho hãng.

 - Ảnh 1.

DTK được Apple công bố tại WWDC 2020

Ngoài ra, lập trình viên sẽ phải tuân thủ nhưng yêu cầu nghiêm ngặt từ Apple. Cụ thể, Apple không cho phép lập trình viên sử dụng nó với mục đích khác ngoài phát triển ứng dụng, trong đó bao gồm chạy các phần mềm benchmark. Lập trình viên cũng sẽ không thể "mổ xẻ" chiếc máy này, thậm chí là cả chia sẻ thông tin về nó trên mạng xã hội. Và cuối cùng, họ không được phép cho mượn hoặc chuyển nhượng DTK cho bất kỳ ai khác. Tóm lại, Apple muốn lập trình viên bảo mật tuyệt đối về chiếc DTK này.

Thế nhưng, với một công ty có tầm ảnh hưởng lớn như Apple, thật khó để các lập trình viên có thể "im hơi lặng tiếng" về DTK. Mới đây, trang AppleInsider đã đăng tải những hình ảnh và video rõ nét về DTK, cộng thêm một số kết quả benchmark về chiếc máy này. Không lâu sau khi được đăng tải, bài viết và video trên trang AppleInsider đã đột ngột biến mất, cho thấy Apple rất nghiêm túc trong việc "dập" các nguồn thông tin về DTK.


 - Ảnh 2.

DTK mang hình hài của một chiếc Mac mini, giống hệt với phiên bản Intel đang được Apple bán trên thị trường, bao gồm cả cách đóng hộp.

 - Ảnh 3.

Bên trong hộp của DTK cũng chỉ bao gồm máy và dây nguồn.

 - Ảnh 4.

 - Ảnh 5.

Tuy nhiên, một số giấy tờ đi kèm có đôi chút khác biệt. "Tương lai của máy Mac đang chờ để được bạn viết", "Xin chúc mừng, bạn là một trong những người đầu tiên phát triển ứng dụng cho máy Mac dùng chip Apple silicon"

 - Ảnh 6.

Như đã nói ở trên, DTK có thiết kế tổng thể giống hệt Mac mini. Thế nhưng, thực tế thì DTK vẫn có một điểm khác biệt mà người dùng có thể nhận ra, đó là sự thiếu vắng của cổng Thunderbolt 3. DTK vẫn bao gồm một số cổng như 2xUSB-A, LAN, HDMI, jack tai nghe như Mac mini; tuy nhiên nếu như Mac mini có 4 cổng Thunderbolt 3 thì DTK chỉ có 2 cổng USB-C (không hỗ trợ TB3).

 - Ảnh 7.

DTK chạy phiên bản macOS 11 Big Sur dành cho ARM. Chiếc máy này được trang bị cấu hình gồm chip A12Z Bionic, RAM 16GB và SSD 512GB. A12Z Bionic cũng là con chip đang được Apple sử dụng trên chiếc iPad Pro mới nhất.

 - Ảnh 8.

Mặc dù vậy, điểm benchmark Geekbench của DTK lại kém so với iPad Pro. Điều này đến từ hai lý do: (1) Apple đã "ghìm" hiệu năng của chip A12Z trên DTK, khi nó chỉ được kích hoạt 4/8 nhân và chạy trên xung nhịp thấp hơn và (2) Công cụ Geekbench trên DTK do chưa có bản cho ARM nên phải chạy ở chế độ "giả lập" x86, gây hao hụt hiệu năng.

 - Ảnh 9.

Rosetta 2 là công cụ mà Apple tạo ra để cho phép các ứng dụng x86 để có thể chạy trên nền tảng ARM. Như đã thấy ở trên, quá trình này sẽ gây hao hụt hiệu năng, tuy nhiên nó là giải pháp tạm thời cần có trong thời điểm lượng ứng dụng ARM trên macOS chưa có nhiều.