Chống lãng phí sách giáo khoa: Muốn sẽ làm được!
27/09/2018 14:26Cho dù sách giáo khoa in ấn theo cách thức “mồi” người đọc làm bài, viết ngay trong sách nhưng nếu thật sự muốn tiết kiệm, người sử dụng vẫn có cách để không viết vào sách.
Việc sách giáo khoa (SGK) dùng một lần rồi thôi có lãng phí hay không vẫn là một tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng, SGK giá rẻ, viết trong để các em dễ học dễ nhớ… nên dùng một lần cũng không vấn đề gì. Bên kia cũng áp đảo về việc hàng năm người dân bỏ cả ngàn tỷ đồng mua SGK là chuyện không đáng.
Tùy nhu cầu sử dụng, có lẽ không nhất thiết phải yêu cầu học sinh (HS) không viết, vẽ vào SGK khi mà sách… đã có phần trống “mời mọc” sẵn. Tuy nhiên, việc dạy con trẻ sử dụng và giữ gìn sách và đồ dùng hàng ngày một cách cẩn thận là việc mà phụ huynh, giáo viên cần quan tâm.


Ngoài ra, cho dù sách in ấn theo cách thức “bắt” người đọc làm bài, viết ngay trong sách nhưng nếu không cần thiết và vì mục đích tiết kiệm, người sử dụng hoàn toàn có thể khước từ việc này nếu muốn giữ sách cho thế hệ sau.
Bà Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TPHCM) cho hay, nhiều năm qua, cuối năm học, sau khi tổng kết là nhà trường phát động xin sách cũ của HS. Sách gửi cho các trường khó khăn hay theo chương trình quyên góp sách của Sở và một số, trường giữ lại cho chính HS khó khăn của trường.
Bà Hà khẳng định, nếu thật sự muốn tiết kiệm, SGK cũ hoàn toàn có thể tái sử dụng, do cách của người dùng. Đặc biệt là nên vận động HS sử dụng viết bút chì trong sách, có thể xóa để để sách lại cho lớp sau.
Từ thực tế dạy học của mình, nhiều năm qua, thầy Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TPHCM) đã có “chiêu thức” sử dụng SGK không gây lãng phí mà HS vẫn đảm bảo được việc học. Thầy khuyến khích HS sử dụng loại giấy ghi chú bán ngoài thị trường với giá rất rẻ. Khi làm bài hoặc ghi bài giảng, tóm tắt bài học, các em ghi vào đây và dán vào trang SGK phù hợp. Với một số bài ngắn gọn, các em có thể trả lời trên bảng HS.

Giải pháp này, theo thầy Sơn là "một công đôi việc", vừa không làm bẩn SGK để sử dụng cho năm sau vừa thu hút, tạo hứng thú cho các em vì khi giấy ghi chú có nhiều màu sắc. Chưa kể, thông qua đó, cũng tạo cho các em thói quen cực hữu ích biết note các thông tin khi đọc tài liệu.
Tuy nhiên, đó chỉ mới ở góc độ GV và HS, vẫn chưa quyết định việc sách cũ có được “chuyền tay”hay không. Thầy Vũ Hoàng Sơn đề xuất, để tránh lãng phí thì nhà sản xuất, phát hành, nhà trường, gia đình cùng phải vào cuộc.
Các trường học trong cả nước tổ chức ngày hội trao đổi SGK ngay trước khi kết thúc năm học để HS, phụ huynh trao đổi sách cho nhau. Các em vừa có sách để học vừa được trải nghiệm bài học về tiết kiệm, chia sẻ.
Thầy Vũ Hoàng Sơn cũng nhấn mạnh, hiện nay, các nhà sách thường giảm giá cho HS có giấy khen chưa phát huy tác dụng tiết kiệm. Nếu muốn tránh lãng phí một cách thực chất, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với NXB, các nhà phát hành sách thực hiện “thu sách cũ - đổi sách mới - giảm giá cho HS”. Điều này chắc chắn sẽ giúp tái sử dụng một lượng sách khổng lồ đang bị lãng phí, giảm chi phí mua sách cho người dân, nhà trường thì dạy HS được vô số giá trị về tiết kiệm, kiến thức về sử dụng các sản phẩm tái chế.
Nhiều ý kiến giáo viên cũng cho rằng, để chống lãng phí thật sự, Bộ GD-ĐT cần có những hành động quyết liệt với chính cả nhà xuất bản để họ in ấn một cách khoa học, chất lượng. Ngoài ra, cần có những hành động cụ thể để mọi người thấy được tinh thần tiết kiệm, đồng tình với việc tránh lãng phí SGK.

Còn nếu chỉ đưa ra quy định không để HS viết, vẽ vào sách, “đổ đầu” các cơ sở giáo dục, giáo viên thì bằng cách này hay cách khác, có thể giữ được sách nhưng chưa chắc sách cũ đã được trao tay.
Trên thực tế, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trước đây, Bộ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn HS sử dụng SGK, nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng SGK được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại SGK hiện mới đạt khoảng 35% - rõ ràng cho thấy việc việc “nhắc nhở” này chưa phát huy được hiệu quả tối đa.
Rồi nữa, phụ huynh cũng cần vào cuộc, nếu SGK cũ hoàn toàn còn có thể sử dụng được hãy mạnh dạn, ủng hộ con sử dụng SGK cũ cũng như trao tặng sách cũ cho người khác. Điều này sẽ giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí và nhất là tránh được cảnh hỗn loạn vào năm học mà chưa mua được sách như đầu năm học vừa rồi.
Điều này đòi hỏi, chất lượng in ấn, đóng SGK cần thay đổi, còn không khó tránh tình trạng vừa học vừa lo nghĩ chiêu giữ sách nhưng rồi chẳng dùng lại được.
Theo Dân Trí
Bình luận của bạn về bài viết...
Video nổi bật

Tết đến xuân về cũng là khoảng thời gian người dân làng La Phù (Hà Nội) háo hức chuẩn bị cho lễ hội rước “ông lợn”. Mỗi xóm phải tự nuôi một “ông lợn” được tuyển chọn kỹ càng và chăm sóc đặc biệt: ăn cháo đỗ xanh, trái cây tráng miệng, ngủ mắc màn... Sau đó, lợn được trang trí đẹp mắt và lên kiệu rước về đình trong đêm.
-
Sữa học đường: Phụ huynh băn khoăn, sở Giáo dục nói chỉ bằng tiền hai bát phở
-
Phải báo trước 30 ngày khi thực hiện "Tiết học ngoài nhà trường"
-
BSR khánh thành trường tiểu học tại Quảng Trị
-
Sổ liên lạc điện tử - sợi dây liên kết giữa giáo viên và phụ huynh
Sổ liên lạc điện tử chính thức được sử dụng từ ngày 5/9/2018. Khi chấm điểm, giáo viên có trách nhiệm cập nhật điểm ngay vào phần mềm sổ điểm điện tử, thông tin này sẽ được chuyển ngay đến phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh nắm được toàn bộ diễn biến học tập từng môn học, từng ngày học của con tại trường.
-
Hà Tĩnh: Thiếu giáo viên trầm trọng, chất lượng học sinh sẽ ra sao?
-
Chống gian lận thi cử: Đề xuất có phách cho bài thi trắc nghiệm
-
Năm học 2018 – 2019: Hạn chế sử dụng hệ thống nhắn tin có thu phí
-
Bộ GD&ĐT cho phép học sinh được nghỉ học tùy theo diễn biến lũ tại địa phương
-
Bình Định: Thiếu trầm trọng giáo viên mầm non, mẫu giáo
-
Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần
-
TP Hồ Chí Minh: Sẽ miễm học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở
-
TPHCM: Giáo viên không kiểm tra bài liên tục, gây áp lực cho học sinh
-
Hà Nội triển khai “Sổ liên lạc điện tử” miễn phí cho phụ huynh học sinh
-
Chủ tịch tỉnh gửi thư khuyến khích nữ sinh Huế mặc áo dài đến trường
-
Giáo viên tố cáo Hiệu trưởng "gợi ý" phá thai có nguy cơ bị kỷ luật
-
Sau Tết, Sài Gòn căng mình chống dịch sởi, sốt xuất huyết
-
Xuất hiện tỉ phú Việt Nam lọt top 200 người giàu nhất thế giới
-
Gia tăng bệnh nhân mắc sởi
-
Biên giới 1979: Nếu Việt Nam yêu cầu, cả triệu người Cuba sẽ bước lên
-
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 7,2 tỷ USD
-
TP.HCM dự kiến thi tuyển công chức trong năm 2019
-
Ngày vía Thần Tài, doanh nghiệp bán vàng thu nghìn tỷ đồng
-
Chuyên cơ "Chim ưng 1" của ông Kim Jong-un có gì đặc biệt?
-
Xe của Tổng thống Mỹ được trang bị tối tân đến cỡ nào ?
-
Xoa bóp bấm huyệt ở quán gội đầu có tốt không?