Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chưa xem được hiện tượng nhật thực hình khuyên, bạn có thể xem lại ở đâu?

Hiện tượng nhật thực hình khuyên ngày 26/12 sẽ được các kênh trên Youtube như Slooh, Tharulowa Digital và CosmoSapiens ghi lại.

Chưa xem được hiện tượng nhật thực hình khuyên, bạn có thể xem lại ở đâu? - Ảnh 1.

Hiện tượng nhật thực hình khuyên sẽ được ghi lại trên một số kênh ở Youtube. Ảnh:Getty.

Nguồn tin từ Laodong.vn cho biết, nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trăng ở quá xa và không thể che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Do đó, một "vòng tròn lửa" sẽ được tạo ra và xuất hiện trên bầu trời.

Theo trang timeanddate.com, nhật thực hình khuyên được nhìn thấy ở một số khu vực của: Indonesia, miền Nam Ấn Độ (9h26), Oman, Saudi Arabia (6h34), Singapore (1h22), Jaffna - thành phố phía bắc Sri Lanka (9h33).

CNN cho hay, nếu bỏ lỡ hiện tượng này, công chúng có thể xem lại trên các kênh có trên Youtube như Slooh, Tharulowa Digital và CosmoSapiens.

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nhật thực hình khuyên sẽ không xảy ra cho đến năm 2063 và sẽ không có hiện tượng nhật thực cho đến tháng 6/2020.

Singapore được cho là địa điểm quan sát "vòng tròn lửa" lý tưởng trên thế giới. Đất nước này tổ chức xem nhật thực từ 9h đến 16 cho 700 người tham dự vào ngày 26/12.

Ở Việt Nam, trưa ngày 26/12 là thời điểm thích hợp để quan sát hiện tượng nhật thực cuối cùng của thập kỷ này.

Trước khi xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên, Vietnamnet đưa tin, theo tính toán của các nhà thiên văn học, thời gian xảy ra quá trình nhật thực bắt đầu từ khoảng 10h43 đến 14h01 theo giờ Hà Nội. Hiện tượng đạt cực đại vào lúc 12h17, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài tối đa 3 phút 40 giây.

Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần, trong đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất lúc cực đại ở thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 70%, Hà Nội khoảng 40%.

NASA khuyến cáo không được nhìn mắt trần vào Mặt Trời hay sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường. Kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.

Ngoài ra, tuyệt đối không được nhìn Mặt Trời qua các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc vì ánh sáng Mặt Trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc.

nhật thực hình khuyên 26-12