Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chuyên gia khẳng định: Chưa có bằng chứng khoa học để nói rằng virus corona lây từ mẹ sang con

Do tính chất nghiêm trọng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra. Nhiều bà mẹ đang mang thai vô cùng lo lắng không biết liệu có cơ chế lây từ mẹ sang con không?

PGS.TS.Trần Danh Cường (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trưởng bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, chưa có bằng cứ khoa học để chứng minh virus corona có thể lây từ mẹ sang con nhưng ông khuyến cáo theo quy luật chung, một bệnh lý nhiễm trùng do bất kỳ nguyên nhân gì không cứ là corona, có thể là cúm hay dịch bệnh khác… thì những ảnh hưởng đến thai thông thường ở những giai đoạn rất sớm, trong những tuần đầu, 3 tháng đầu. Những ảnh hưởng đó là hậu quả chứ không phải trực tiếp.

Chuyên gia khẳng định: Chưa có bằng chứng khoa học để nói rằng  virus corona lây từ mẹ sang con - Ảnh 1.

Một bệnh lý nhiễm trùng do bất kỳ nguyên nhân gì không cứ là corona, có thể là cúm hay dịch bệnh khác… thì những ảnh hưởng đến thai thông thường ở những giai đoạn rất sớm, trong những tuần đầu, 3 tháng đầu.

Theo PGS.TS.Trần Danh Cường, thứ nhất đó là nhiệt độ. Đa số khi nhiễm bệnh các bà mẹ đều sốt. Nếu nhiệt độ quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, cho nên bắt buộc phải hạ sốt. Không để sốt kéo dài.

Thứ hai những độc tố của các loại virus thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai theo quy luật "tất cả hoặc là không". Tất cả nghĩa là thai có thể hỏng do ảnh hưởng của độc tố quá mạnh. Còn không thì có nghĩa là không bị làm sao.

Thứ 3 đặt thù của virus corona là gây ra viêm phổi rất nặng. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai thì miễn dịch tương đối giảm. Viêm phổi thì sẽ dẫn đến suy hô hấp, thiếu ô-xy, chính điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển của thai như thai chết lưu vì thiếu ô-xy. Thiếu ô-xy có thể gây ra gián đoạn sự phát triển của thai kỳ khiến dị dạng chứ không phải do virus.

Chuyên gia khẳng định: Chưa có bằng chứng khoa học để nói rằng  virus corona lây từ mẹ sang con - Ảnh 3.

Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho rằng coronavius có thể lây trực tiếp cho em bé mà chủ yếu là gián tiếp thông qua 3 vấn đề trên.

"Vì thế, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho rằng coronavius có thể lây trực tiếp cho em bé mà chủ yếu là gián tiếp thông qua 3 vấn đề trên như tôi đã trình bày", PGS.TS.Trần Danh Cường cho biết thêm.

Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta ứng xử thế nào đối với người phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ mà bị dương tính với nCoV.

Theo PGS.TS.Trần Danh Cường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngay từ trước Tết Nguyên Đán, Bệnh viện đã bố trí 1phòng cách ly tại khu vực phòng khám đảm bảo riêng biệt, thuận tiện cho việc tiếp nhận cũng như di chuyển người bệnh. Ngoài ra còn bố trí phòng cách ly tại khoa sản nhiễm khuẩn. Bệnh viện tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh, truyền thông rộng rãi cho người bệnh,người nhà người bệnh, nhân viên y tế bằng cách in tờ rơi, poster, phát loa hàng ngày từ 6h sáng, trên Fanpage hay website của bệnh viện.

Theo PGS.TS.Trần Danh Cường các phương pháp điều trị hiện có dành cho những thai phụ bị nhiễm virus corona đều nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người mẹ. Với những bệnh nhân này chúng ta phải điều trị virus corona và giữ thai. Sau khi điều trị khỏi virus corona, chúng ta mới sàng lọc thai nhi giống những trường hợp thai nghén bình thường, 12 tuần làm xét nghiệm, siêu âm, thăm dò để sàng lọc xem thai nhi có bất thường gì không, những bất thường có thể ngẫu nhiên đối với những người phụ nữ đó chứ không hẳn là do virus corona và chúng ta làm đầy đủ các quy trình sàng lọc của thai nhi giống Bệnh viện vẫn đang làm cho các sản phụ đến khám.

"Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, vẫn phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch", PGS.TS.Trần Danh Cường khuyến cáo.

Chuyên gia khẳng định: Chưa có bằng chứng khoa học để nói rằng  virus corona lây từ mẹ sang con - Ảnh 5.

Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, vẫn phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.

PGS.TS Trần Danh Cường quán triệt cho viên chức, người lao động chủ động có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Bệnh viện sẽ đảm bảo cung cấp đủ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, mũ, áo trang phục để tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi nhiễm (nếu có). Dung dịch sát khuẩn tay nhanh được treo ở các vị trí trọng điểm để thuận tiện sử dụng, bệnh nhân và người nhà đến khám cũng được sử dụng. Giám đốc yêu cầu các đơn vị quản lý, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.

Vì là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa, song song với công tác phòng bị, Giám đốc Trần Danh Cường cũng chỉ đạo xây dựng kịch bản nếu có trường hợp thai phụ dương tính với nCov thì sẽ phải làm gì và khi chuyển dạ sẽ phải xử trí như thế nào. Ngoài ra các quy trình khám phát hiện, tiếp nhận, lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển, chẩn đoán, xử trí, theo dõi em bé nếu người mẹ bị dương tính… đều được ra bằng văn bản gửi đến các đơn vị liên quan trong bệnh viện và có thể sử dụng chung cho cả ngành nếu cần.