Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đà Nẵng: Ghi nhận hơn 6.600 ca mắc bệnh sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết tại thành phố Đà Nẵng vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, trong khi đây lại là thời điểm giao mùa, thuận lợi để bọ gậy, muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 10/11, toàn thành phố đã ghi nhận 6.671 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 2 gần so với cùng kỳ năm 2018. Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết trên 1.000 dân tại thành phố là 500 ca.

Người dân cần chủ động diệt loăng quăng, bọ gậy tại nhà, trong khu dân cư nhằm góp phần không chế dịch bệnh sốt xuất huyết.

Người dân cần chủ động diệt loăng quăng, bọ gậy tại nhà, trong khu dân cư nhằm góp phần khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, báo điện tử VTC.VN cũng dẫn lời bác sĩ Đặng Quang Ánh - khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, nếu như vài tháng trước, ổ dịch sốt xuất huyết tập trung ở các quận, huyện: Thanh Khê, Hòa Vang, Hải Châu thì nay rải đều ở các quận, huyện trên toàn thành phố với hơn 700 ổ dịch.

"Hiện dịch sốt xuất huyết ở Đà Nẵng không tập trung mà rải rác ở các quận, huyện và tăng dần đều", bác sĩ Ánh cho biết.

Với diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết tại Đà Nẵng trong 3 tuần trở lại đây ghi nhận ở mức độ tăng dần đều, trung bình mỗi tuần có khoảng 350 ca mắc mới.

Các ca nặng đều được các cơ sở y tế khuyến cáo đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản Nhi - hai bệnh viện tuyến cuối của thành phố.

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, nguyên nhân là do điều kiện thời tiết đang lúc giao mùa, đây là thời điểm thuận lợi để bọ gậy, muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh. Vì vậy, người dân nên chủ động, tự giác thực hiện mỗi tuần 2 lần dọn vệ sinh và diệt loăng quăng, bọ gậy tại nhà, trong khu dân cư nhằm góp phần khống chế dịch bệnh.