Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Dạy nghề, hỗ trợ việc làm giúp người nghiện ma túy hòa nhập nhập cộng đồng

Tưởng chừng không có lối thoát sau khi sa ngã vào con đường nghiện ngập, thế nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của cơ sở cai nghiện, của gia đình, anh Đinh Hoàng T. ở xã Ea Na, huyện Krông Ana, Đắk Lắk đã từ bỏ hoàn toàn ma túy, trở thành một người làm kinh tế giỏi của địa phương.

Tệ nạn ma túy đang đi vào từng ngõ hẻm, đường phố, trường học, công viên, các nơi vui chơi giải trí và lan tới cả những vùng sâu, vùng xa, trở thành nỗi ám ảnh cho các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội. Do đó, các cơ sở sẽ mở ra hy vọng lớn cho các gia đình và bản thân người nghiện ma túy, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, góp phần chung tay vì một xã hội lành mạnh không có ma túy.

Với vai trò tiếp nhận, phân loại, quản lý chăm sóc, tư vấn điều trị, cắt cơn, giải độc, giáo dục thay đổi hành vi nhân cách, giáo dục lao động trị liệu, dạy nghề, tư vấn hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, phòng - chống tái nghiện cho người nghiện ma túy trong và ngoài tỉnh, nhiều năm qua, Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk không chỉ là mái nhà chung để người nghiện đoạn tuyệt với ma túy, mà còn nơi đào tạo nghề giúp người nghiện có công ăn việc làm hòa nhập cộng đồng.

Dạy nghề, hỗ trợ việc làm giúp người nghiện ma túy hòa nhập nhập cộng đồng - Ảnh 1.

Sinh hoạt văn hóa tại Cơ sở cai nghiện tỉnh Đắk lắk

Anh Đinh Hoàng T. ở xã Ea Na, huyện Krô ng Ana tưởng chừng cả đời chìm đắm trong ma túy không thoát khỏi được. Gia đình anh tìm nhiều cách giúp anh cai nghiện tại nhà không thành công.

Năm 2015, người thân quyết định đưa anh vào cơ sở cai nghiện. Không bỏ công niềm hy vọng của gia đình anh đã cắt đứt hoàn toàn ma túy để trở về cuộc sống bình thường. Cai nghiện thành công, lại được học nghề chăm sóc cây công nghiệp dài ngày xen canh cây ăn quả nên trở về nhà, anh T. bắt tay ngay vào phát triển kinh tế gia đình. Nhờ có kiến thức, kỹ thuật mà vườn cây cà phê xen canh cây ăn quả của anh cho thu nhập ổn định. Ngoài ra, anh còn tham gia nhiều hoạt động xã hội và là đoàn viên nhiệt tình với công tác đoàn ở địa phương.

Được biết, trong Năm 2018, Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk có 115 người chữa trị, cai nghiện được hỗ trợ các vấn đề xã hội như: Dạy nghề và làm nghề (may dân dụng, gia công ghế nhựa…), lao động trị liệu cho 105 người, hỗ trợ vay vốn tín dụng theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, ngày 26/04/2014 của thủ tướng Chính phủ cho người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó hiện nay, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có hàng trăm người nghiện được chữa bệnh và tiếp cận các dịch vụ xã hội thông qua Cở sở Tư vấn và cắt cơn cai nghiện ma túy tự nguyện Nhân Hòa, có trụ sở tại thôn 3, xã Hòa Xuân – thành phố Buôn Ma Thuột.

Mỗi năm cơ sở tiếp nhận điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe cho khoảng 150 đến 200 lượt người nghiện trong và ngoài tỉnh. Hoạt động của cơ sở đã góp phần giảm áp lực về ngân sách địa phương, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa dịch vụ của người nghiện và phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác chữa trị, cai nghiện ma túy.

Ngoài Cở sở Tư vấn và cắt cơn cai nghiện ma túy tự nguyện Nhân Hòa, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột còn có Cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện Ngày Mai Tươi Sáng, hoạt động từ năm 2015 với tiên phong là những bài thuốc nam y và tây y kết hợp, cơ sở được thiết kế trên mô hình khép kín, có độ an toàn, sạch sẽ, thoáng mát. Khu vực cắt cơn đảm bảo và sau khi cắt cơn các học viên sẽ được chuyển sang giai đoạn mới. Với cơ sở vật chất có sân chơi thể thao rộng rãi, hồ bơi, khu thể dục thể hình, karaoke, giúp các em mau chóng phục hồi sức khoẻ cũng như thể chất.

Cơ sở còn tư vấn uống thuốc chống tái nghiện khi hoà nhập cộng đồng và định hướng xây dựng mô hình dạy nghề cho các học viên để sau khi hoà nhập các bạn có thể có việc làm với nghề đã được học, giúp đoạn tuyệt hẳn với ma tuý. Sau nhiều năm hoạt động, cơ sở đã giúp được cho nhiều người từng lầm lỡ trở về đời thường làm lại cuộc đời cũng như sống có ích hơn với gia đình và xã hội.