Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đề nghị cấm giết mổ, tiêu thụ thịt chó mèo: Chủ các lò mổ nói gì?

Theo ghi nhận của chúng tôi, hoạt động giết mổ chó, mèo ở các địa phương vẫn diễn ra bình thường. Các tiểu thương này đều cho biết, nếu có lệnh cấm giết mổ chó, mèo thì họ sẽ chuyển nghề.

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với anh Nguyễn Văn Tân (ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình), một hộ dân chuyên thu mua chó, mèo về giết mổ để cung cấp cho các nhà hàng. Nếu người dân có nhu cầu mang chó đến, anh Tân cũng giết mổ thuê.

Công đoạn giết mổ một con chó tại cơ sở ở vùng quê

Anh Tân chia sẻ, mới đây gia đình có nghe thông tin về việc sắp tới có thể cấm người dân giết mổ chó, mèo. Là người có hàng chục năm theo nghề nhưng anh Tân không tiếc nuối vì cho rằng, anh cũng có ý định 5 năm nữa sẽ giải nghệ.

"Thực tế giết mổ cũng là nghề, bởi vì con chó cũng như những con vật khác là nguồn cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, nếu Chính phủ yêu cầu dừng thì mình chuyển sang nghề khác và bây giờ cũng ít người ăn thịt chó" anh Tân bày tỏ.

Tiều thương đang giết mổ chó

Tiểu thương đang giết mổ chó

Anh Văn, một chủ nhà hàng chuyên thịt chó khác lại có cách nhìn nhận thoáng hơn khi mở đầu câu chuyện về sự "mất tích" của phố thịt chó nổi tiếng ở Hà Nội.

"Mọi người không thể quên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, một thời nổi tiếng với những quán thịt chó Tú xịn, Tú Bé, hoặc Hùng râu. Nhiều năm trước hầu như lúc nào cũng đông đúc người đến nhậu. Sau đó, do truyền thông và việc nuôi thú cưng phát triển nên người dân ăn thịt chó cũng ít, đến bây giờ thì trên phố này thay đổi diện mạo hoàn toàn với những ngôi nhà khang trang, không còn nhà sàn, hàng quán xập xệ như xưa", anh Văn cho hay.

Họ coi đây là một công việc trong nghề

Họ coi đây là một công việc mưu sinh

Nói về việc Liên minh bảo vệ chó châu Á đã đề nghị Việt Nam cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo, anh Thắng cũng là một chủ quán đông khách ở vùng quê bày tỏ: "Tôi làm nghề này đến bây giờ là 20 năm, cũng nghỉ được rồi, trong khi đó thì người dân cũng ít ăn thịt chó. Nếu người dân muốn ăn thì luật không thể cấm được, bởi vì họ tự giết mổ mà", anh Thắng chia sẻ.

Người đàn ông này cho biết, nếu không có lệnh cấm thì chỉ vài năm nữa anh cũng giải nghệ

Người đàn ông này cho biết, nếu không có lệnh cấm thì chỉ vài năm nữa anh cũng giải nghệ

Thịt chó thường được thui bằng rơm

Thịt chó thường được thui bằng rơm

Mới đây, Liên minh bảo vệ cho mèo châu Á vừa gửi bản kiến nghị tới Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mối lo ngại về tình trạng buôn bán chó mèo tại Việt Nam.

Việc buôn bán thịt chó, mèo thường có liên hệ chặt chẽ với buôn bán động vật hoang dã và không có gì đảm bảo an toàn cho con người. 

Do đó, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12 năm 2019, các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm việc buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã trên cả nước; thêm vào đó, trong tháng 4, TP Thâm Quyến và Chu Hải đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó, mèo.

Tiều thương coi đây là một nghề kiếm sống

Tiểu thương coi đây là một nghề kiếm sống

Sản phẩm này cũng như món thịt heo

Sản phẩm này cũng như món thịt heo

Sau đó sản phẩm được chuyển đi nơi khác

Sau đó sản phẩm được chuyển đi nơi khác

Đồ nghề để đi bắt chó sẽ không còn phổ biến nếu như người dân hạn chế ăn thịt chó

Đồ nghề đi bắt chó sẽ không còn phổ biến nếu như người dân hạn chế ăn thịt chó

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nêu rõ rằng việc buôn bán chó để giết thịt là một yếu tố góp phần cho việc lây lan bệnh dại và 70% mầm gây bệnh trên toàn cầu trong suốt 50 năm qua bắt nguồn từ động vật.

Hoạt động buôn bán chó, mèo cũng trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược kiểm soát bệnh dại của Việt Nam và phá vỡ mọi nỗ lực tăng khả năng miễn dịch của đàn thông qua các chương trình tiêm phòng cho chó.

Trên thế giới, các quốc gia đang hợp tác cùng nhau đấu tranh để chống lại đại dịch Covid-19. Các Tổ chức Phi Chính phủ trên toàn cầu đang thúc giục chính phủ nhiều quốc gia cần hành động ngay, lập tức đóng cửa vĩnh viễn các thị trường động vật hoang dã với nghi ngại đây sẽ là nguồn lây lan Covid-19. Cũng có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng và đi đầu trong nỗ lực này.