Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đến sáng nay, thế giới có 221,7 triệu ca mắc COVID-19

Tính đến sáng nay, thế giới có 221,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,58 triệu trường hợp tử vong.

Theo TTXVN, số liệu thống kê từ trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 377.000 ca bệnh COVID-19 và 6.160 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 221,7 triệu ca, trong đó trên 4,58 triệu ca tử vong.

Đến sáng nay, thế giới có 221,7 triệu ca mắc COVID-19 mới - Ảnh 1.

Một điểm tiêm vaccine COVID-19 lưu động tại New York, Mỹ ngày 31/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (41.192 ca), Mỹ (trên 34.000 ca) và Ấn Độ (30.136 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (790 ca), Indonesia (612 ca) và Iran (583 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến thể Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do COVID-19 tại nước này đang ngày một tăng. Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với trên 40,8 triệu ca mắc, trong đó 666.539 ca tử vong. 

Trong khi số ca mắc mới do biến thể Delta tăng trên toàn cầu, các chuyên gia thế giới lại tiếp tục cảnh báo về biến thể khác có tên Mu. Ngày 6/9, giới chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể này vì nó có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa -19. Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.

VTV cũng đưa tin, dịch bệnh cũng chưa có dấu hiệu tạm lắng tại Đông Nam Á. Ngày 6/9, Campuchia có 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước. Cho đến nay, Campuchia có tổng cộng 95.828 ca mắc COVID-19, trong đó 91.131 người đã khỏi bệnh và 1.970 người tử vong.

 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe người dân trước khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Tại Thái Lan, số ca mắc mới trong ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca, cụ thể là 13.988 ca, sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Tuy nhiên, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân lơ là cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và số ca mắc mới ngày càng giảm.

Trong khi đó, giới chuyên gia y tế Malaysia ngày 6/9 cũng cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên Mu vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm qua thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống COVID-19 trên cả nước, ngoại trừ ở thành phố Auckland.

Như vậy, khoảng 1,7 triệu người dân ở Auckland - "tâm dịch" của New Zealand, sẽ vẫn phải thực hiện mức độ phong tỏa hoàn toàn cấp 4 cho đến ít nhất ngày 14/9. Các địa phương còn lại giảm trạng thái cảnh báo từ mức 3 xuống mức 2, theo đó các trường học, văn phòng, doanh nghiệp được mở cửa trở lại. Việc đi lại giữa các vùng cũng sẽ nối lại.

Số ca nhiễm mới ghi nhận hàng ngày tại New Zealand đã giảm từ mức đỉnh 85 ca hôm 29/8 xuống còn 20 ca trong ngày 6/9. Tổng cộng 821 người mắc bệnh trên cả nước trong làn sóng lây nhiễm hiện nay.

 - Ảnh 2.

Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand, ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Còn tại Australia, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở bang Victoria với số ca mắc mới COVID-19 trong ngày chạm mốc cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với 246 ca. Tuy nhiên, tổng số ca mắc COVID-19 tại Australia được đánh giá là tương đối thấp, với khoảng 63.000 ca mắc, trong đó có 1.044 người không qua khỏi. Giới chuyên gia cho rằng một phần là do Australia thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ ba, trong đó có phong tỏa 2 thành phố lớn nhất của nước này là Sydney và Melbourne, cùng thủ đô Canberra, theo đó gần 13 triệu người - khoảng 50% dân số phải ở nhà.

Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng đang nỗ lực đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19. Chính phủ cam kết sẽ cho phép người dân đi lại tự do hơn khi có từ 70 - 80% số người trên 16 tuổi được tiêm phòng. Hiện mới chỉ có trên 38% số người trưởng thành ở Australia được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Australia dự kiến con số này sẽ đạt mức 70% vào đầu tháng 11 tới.