Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Gia sản trăm tỷ trên phố "kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp

Từng có doanh thu cả tỷ đồng mỗi tháng nhưng hiện giờ, không ít khách sạn 3 – 4 sao tại phố cổ Hà Nội phải thanh lý gấp vì làn sóng Covid-19 lần thứ 2.

Ồ ạt thanh lý khách sạn

Khi dịch Covid-19 có dấu hiệu phức tạp trở lại với một số ca lây nhiễm từ cộng đồng xuất hiện tại Đà Nẵng, Hà Nội và TP HCM thì ngành du lịch lại bắt đầu đón những khó khăn tiếp tục ập đến.

Làn sóng Covid-19 lần thứ hai thực sự là cơn ác mộng của những người làm kinh doanh khách sạn. Dọc các con phố tập trung nhiều khách sạn vừa và nhỏ như: Gia Ngư, Hàng Bè, hàng Bạc… cảnh tượng "cửa đóng, then cài" không thiếu. Nhiều trong số đó đang được chủ nhân dọn dẹp, phủ bạt để chờ thanh lý hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Chủ của khách sạn trên phố Bát Sứ (Hoàn Kiếm) cho biết, việc làm ăn không thuận lợi nên anh buộc lòng rao bán khách sạn 9 tầng, rộng 120m2 với mặt tiền 8m với thiết kế 25 phòng, có nhà ăn riêng. Mặc dù mức giá đưa ra là 138 tỷ đồng, có thương lượng và hỗ trợ giảm giá nhưng chủ khách sạn cũng không giấu được lo lắng khi số người hỏi mua chỉ đếm trên đầu ngón tay.

"Cũng có người đến xem mặt bằng nhưng thời buổi khó khăn, không phải ai cũng dám đổ cả trăm tỷ để kinh doanh lúc này, thành ra rao bán cả tháng nay vẫn chưa được", chủ khách sạn chia sẻ.

Gia sản trăm tỷ trên phố kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, vướng đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp - Ảnh 1.

Khách sạn trên phố cổ Hà Nội đóng cửa hàng loạt.

Gia sản trăm tỷ trên phố kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, vướng đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp - Ảnh 2.

Cả trăm phòng nghỉ bỏ không do khách sạn tạm ngưng hoạt động.

Gia sản trăm tỷ trên phố kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, vướng đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp - Ảnh 3.

Bàn ghế, đồ dùng bên trong khách sạn phủ kín vì không có khách.

Đầu tư vào khách sạn 3 sao trên phố hàng Bè được hơn 3 năm, trước khi xảy ra dịch bệnh (khoảng tháng 10/2019), trung bình mỗi tháng khách sạn của chị Hoa thu về khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, với gần 5 tháng không có doanh thu, vắng khách du lịch, chị Hoa ngậm ngùi rao bán khách sạn với giá 67 tỷ đồng vì không thể cầm cự lâu hơn.

"Đầu tư không nhỏ, trong khi nợ ngân hàng vẫn phải trả hàng hàng nên giờ bán gấp mới may ra đỡ lỗ quá nhiều, nhanh là tốt ngày đó. Biết là tiếc công gây dựng nhưng cũng không còn cách nào khả dĩ hơn", chị Hoa tâm sự.

Gia sản trăm tỷ trên phố kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, vướng đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp - Ảnh 4.

Khách sạn tại phố cổ Hà Nội rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng,

Cùng diện tích, công suất phòng thì mức giá thanh lý từ 60 – 150 tỷ đồng của khách sạn trên phố cổ đang cao gấp 2-3 lần mặt bằng ở tuyến phố khác, chỉ cách đó chừng 2-3km. Mức giá quá cao có thể chính là nguyên nhân khiến cho việc bán lại khách sạn gặp khó, nhất là khi nhiều người đang phân vân, nghe ngóng tình hình kinh doanh khi làn sóng Covid-19 thứ 2 đang diễn biến phức tạp.

Cơn ác mộng còn kéo dài bao lâu?

Thuận lợi vì nằm gần các điểm du lịch trung tâm thành phố, việc kinh doanh khách sạn ở phố cổ nhiều năm gần đây nở rộ, với cả chục điểm lưu trú san sát nhau trên các tuyên phố. Nhưng vì giá đất tại các tuyến phố thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất Thủ đô, chi phí đầu tư lớn và chủ yếu phục vụ khách du lịch nước ngoài nên khi "bão" Covid-19 quét qua, thì khách sạn tại khu vực này chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Có những chuỗi từng hoạt động 10 năm trong ngành du lịch, với 9 khách sạn ở phố cổ cũng phải ngậm ngùi đóng cửa gần hết vì kinh doanh "bết bát". Hàng loạt khách sạn còn mở cửa nhưng buộc phải giảm giá phòng xuống mức siêu thấp.

Những khách sạn nhỏ đang đề giá phòng cho thuê chỉ ngang nhà nghỉ, từ 200.000 đồng/người/đêm, giảm 70% so với hồi tháng 2, nhưng "vợt" được số ít khách du lịch nội địa hoặc người đi công tác, lưu trú ngắn ngày.

Gia sản trăm tỷ trên phố kim cương” Hà Nội nằm phủ bạt, vướng đầy bụi, ồ ạt thanh lý gấp - Ảnh 5.

Giá cho thuê phòng tại khách sạn vừa và nhỏ trên phố cổ giảm kỷ lục.

Theo thống kê của Savills trong nửa đầu năm nay, nguồn cung phòng khách sạn tại Hà Nội ổn định, nhưng công suất khai thác và giá thuê mỗi đêm khách sạn ở Hà Nội cũng giảm thấp kỉ lục.

Trong đó, công suất phòng giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21%. Giá phòng theo đó cũng sụt 24% so với 2019, và 14% so với quý trước, còn bình quân 85 USD (khoảng 2 triệu đồng) một phòng một đêm.

Đơn vị nghiên cứu cho rằng, trong nửa cuối năm 2020, tỷ lệ trống phòng khách sạn ở Hà Nội vẫn vào khoảng gần 80, phân khúc này vẫn tiếp tục khó khăn và cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau dịch bệnh.