Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Giám khảo Võ Hạ Trâm biết cách để các bé không bị tổn thương

(Dân sinh) - Trở thành giám khảo chính của Hãy nghe tôi hát nhí, Võ Hạ Trâm muốn các bé trong chương trình hồn nhiên đúng lứa tuổi. Đây là sân chơi dành cho các giọng ca nhỏ tuổi có tài năng ca hát và biểu diễn.

Ở phiên bản nhí lần này sẽ có sự xuất hiện bất ngờ của nữ ca sĩ Võ Hạ Trâm, người từng giành cho mình 5 giải quán quân, trong đó mới nhất là ngôi vị Quán quân Hãy nghe tôi hát 2018, phiên bản gốc dành cho các ca sĩ trẻ tôn vinh những danh ca tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam. Nữ ca sĩ nổi tiếng sinh năm 1990 sẽ ngồi ghế nóng đảm nhận vai trò giám khảo chính xuyên suốt cuộc thi.

Chia sẻ khi quay trở lại chương trình này với phiên bản dành cho các giọng ca nhí trong một vai trò đặc biệt là người “cầm cân nảy mực”, Võ Hạ Trâm cho biết, đây không phải là lần đầu tiên cô làm giám khảo cho một cuộc thi hát, nhưng điều đặc biệt đây lại là chương trình mà cô đã đoạt ngôi vị quán quân trước đó.

Giám khảo Hãy nghe tôi hát nhí, Võ Hạ Trâm biết cách làm sao để các bé không bị tổn thương - Ảnh 1.

Võ Hạ Trâm cho biết, đây không phải là lần đầu tiên cô làm giám khảo cho một cuộc thi hát, nhưng điều đặc biệt đây lại là chương trình mà cô đã đoạt ngôi vị quán quân trước đó.

“Tôi nghĩ đây là cái duyên khi ngày xưa tôi đã đoạt quán quân Hãy nghe tôi hát, bây giờ lại có một phiên bản nhí và tôi được ngồi ở vị trí giám khảo cố định. Tôi rất vui vì khi tham gia một chương trình thiếu nhi, tôi sẽ có cơ hội được nghe lại những bài hát ngày xưa mình thích và được ôn lại những ký ức tuổi thơ. Tôi nghĩ đây sẽ là một chương trình mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc”, Võ Hạ Trâm chia sẻ.

Ngồi ở vị trí rất quan trọng trong cuộc thi, Võ Hạ Trâm giải thích chương trình Hãy nghe tôi hát phiên bản dành cho các ca sĩ trẻ mà mình từng tham gia và phiên bản dành cho các giọng ca nhí rất khác nhau. Nếu Hãy nghe tôi hát đòi hỏi cao ở sự chuyên nghiệp của một nghệ sĩ đứng trên sân khấu thì Hãy nghe tôi hát nhí vẫn đòi hỏi sự chỉn chu nhưng phải giữ được sự hồn nhiên của các bé.

Nữ ca sĩ nói thêm: “Bây giờ có rất nhiều cuộc thi hát dành cho các bé nhưng vì sự chuyên nghiệp hoá của những cuộc thi đã làm mất đi tính hồn nhiên mà đáng lẽ các bé phải có. Tôi muốn ở chương trình này, các bé phải cảm thấy thích vì được hát chứ không phải đang ở trong một cuộc thi để đấu đá, tranh giành giải cao. Tôi cũng hy vọng đây sẽ là một sân chơi thực thụ chứ không phải chỉ là một cuộc thi thố”.

Giám khảo Hãy nghe tôi hát nhí, Võ Hạ Trâm biết cách làm sao để các bé không bị tổn thương - Ảnh 2.

Bây giờ có rất nhiều cuộc thi hát dành cho các bé nhưng vì sự chuyên nghiệp hoá của những cuộc thi đã làm mất đi tính hồn nhiên mà đáng lẽ các bé phải có

Là người từng trải qua nhiều cuộc thi ca hát từ khi còn rất nhỏ, Võ Hạ Trâm tự tin cô là người sẽ hiểu rất rõ nhất tâm lý của các bé khi bước lên sân khấu để có thể chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân và giúp các bé vững vàng hơn trong cuộc thi. Nữ giám khảo chính của cuộc thi cũng thành thật cho biết, cô sẽ đánh giá cao và ưu tiên truyền kinh nghiệm cho những bé có tố chất, có lửa sân khấu và cá tính âm nhạc để các em có thêm những cơ hội phát triển đam mê của mình.

Vốn còn là người rất quan tâm đến tâm lý trẻ con, vì vậy để chuẩn bị cho vị trí giám khảo chính trong chương trình, Võ Hạ Trâm tìm hiểu rất nhiều về trẻ con và cách giao tiếp với chúng. Cô cho rằng độ nhạy cảm của trẻ con khác với người lớn. Theo cô, chỉ cần một câu nói “Hôm nay con hát không hay” thì các bé sẽ không còn động lực để thi tiếp những phần sau. Cũng chính từ kinh nghiệm của bản thân, Võ Hạ Trâm khẳng định dù ngồi ở vị trí giám khảo chính nhưng cô sẽ không khắt khe với các bé.

Giám khảo Hãy nghe tôi hát nhí, Võ Hạ Trâm biết cách làm sao để các bé không bị tổn thương - Ảnh 3.

Bây giờ có rất nhiều cuộc thi hát dành cho các bé nhưng vì sự chuyên nghiệp hoá của những cuộc thi đã làm mất đi tính hồn nhiên mà đáng lẽ các bé phải có.

“Người lớn sẽ nghe những lời nhận xét theo tâm thế để học hỏi, rút kinh nghiệm để thay đổi. Còn tâm lý các bé rất nhạy cảm, nếu tiếp nhận những luồng năng lượng tích cực, chúng sẽ vẽ lên một bức tranh đẹp, nhưng ngược lại chúng sẽ vẽ lên những bức tranh rất u ám. Nên nếu muốn góp ý, hãy lồng vào đó một câu chuyện vui để dẫn dắt cho các bé biết mình đang được góp ý nhưng vẫn cảm thấy nhẹ nhàng. Tôi nghĩ ngồi ở những chương trình như thế này, cả phụ huynh và giám khảo đều phải rất tâm lý để chọn lọc những từ ngữ phù hợp với độ tuổi và suy nghĩ của các bé”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Nói vui về bản thân, Võ Hạ Trâm tự tin cho biết ngồi ở ghế giám khảo cô sẽ đánh giá rất cao “cô bé” Võ Hạ Trâm của cách đây mười mấy năm về trước, cái khoảng thời gian “cô bé này” tham gia Tiếng hát măng non, Tuổi đời mênh mông hay Tiếng hát chú ve con... “Thứ nhất, đó là “tui”. Thứ hai, tôi biết khả năng của chính mình ngày trước như thế nào. Tôi là người rất có tố chất mà”, Võ Hạ Trâm cười.

Bây giờ có rất nhiều cuộc thi hát dành cho các bé nhưng vì sự chuyên nghiệp hoá của những cuộc thi đã làm mất đi tính hồn nhiên mà đáng lẽ các bé phải có.