Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Góc nhìn nhân sinh của người con phố Núi ngày đại dịch

(Dân sinh) - Mấy tháng nay, cả thế giới đều đã, đang và vẫn còn lao đao, rã rời vì vi rút Sar-CoV2.

Góc nhìn nhân sinh của một người con phố Núi ngày đại dịch tràn đến - Ảnh 1.

Ảnh khuôn nhạc bài hát em có nghe

Cú sốc từ đại dịch Covid-19 được các chuyên gia đánh giá là một trong những rủi ro lớn nhất từ trước đến nay của nhân loại, khiến cho mọi người đều cảm thấy sợ hãi, khiến cho nền kinh tế thế giới phải lao đao. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo của cơn đại khủng hoảng này, nhưng nhạy cảm nhất vẫn là những phận lao động nghèo như công nhân ở trọ, người bán vé số, người già, trẻ em... bởi lệnh cách ly và giãn cách của nhà chức trách. Tuy nhiên, những lúc như thế này, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta lại được nhắc đến nhiều như thời gian qua. Phải khẳng định, Việt Nam là điểm sáng trong hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh kém may mắn trong đại dịch. Theo đó, nhiều tấm lòng vàng đã chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cơn đại nạn bằng những suất cơm, túi gạo, thùng mỳ, tấm khẩu trang y tế, giảm - miễn tiền thuê trọ... tạo ấn tượng tốt, làm ấm lòng cộng đồng trong cơn bạo dịch.

Góc nhìn nhân sinh của một người con phố Núi ngày đại dịch tràn đến - Ảnh 2.

Ảnh gia đình hạnh phúc của tác giả bài hát

Tại TP. Pleiku (Gia Lai), từ khi nhà chức trách ban bố lệnh giãn cách xã hội để chống dịch, anh Võ Thanh Hùng-một doanh nhân chuyên kinh doanh sàn gỗ ở phường Hội Thương cũng chạy ngược xuôi cùng những mạnh thường quân góp công, góp của để giúp đỡ những thân phận nghèo cầm cự qua cơn đại dịch. Đau đáu, cám cảnh trước những gì mắt thấy, tai nghe, trong một giây phút "xuất thần", anh Hùng đã cho ra đời một bài hát khá hay.

Em có nghe...

Em có nghe... đường phố vắng lặng

Em có nghe... quảng trường im ả...

Tiếng bước chân vội vã... chả ai ngó nhìn nhau

Em có nghe... phố xá quạnh hiu... nhà nhà đóng cửa...

Công xưởng... trường học... cả thương xá vắng tênh...

Bầy em ngơ ngác... chẳng thể đến trường

Nơi cửa Phật chẳng bóng người đi

Vắng tiếng cầu kinh nơi giáo đường...

Như thời gian ngừng trôi...

Em có nghe...

tiếng bé con... khóc vì thiếu sữa

Mắt mẹ già... đau đớn xót xa...

Người đàn ông... thở dài bất lực

Biết làm gì để sống con ơi...

Xã hội như đứng im... thời gian như ngừng lại

Đường phố vắng tênh... mọi người ngơ ngác

Biết làm sao ngày mai... còn dịch...

Góc nhìn nhân sinh của một người con phố Núi ngày đại dịch tràn đến - Ảnh 3.

Những tấm lòng vàng giúp người nghèo trong cơn đại dịch

Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ mộc mạc song vẫn lột tả hết sức chân thật về đường xá, phố phường bỗng lặng yên trong não nề, rồi những giọt nước mắt hay tiếng thở dài của những phận nghèo chẳng biết phải làm sao để vượt qua đại dịch... Theo đánh giá của nhiều người dân phố Núi, đây là một ca khúc hay với những tâm sự mang nhiều giá trị nhân sinh. Nó khiến mọi người phải thức tỉnh, cùng chiêm nghiệm, suy ngẫm khi nhìn về những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra. Từ khi ra đời, bài hát đã thu hút được nhiều người thưởng thức và được đánh giá cao trên mạng xã hội Youtube, facebook. Thậm chí, một phụ nữ xa lạ đã bay từ Sài Gòn về Pleiku chỉ với một lý do duy nhất muốn gặp tác giả để được ca bài hát này. 

Góc nhìn nhân sinh của một người con phố Núi ngày đại dịch tràn đến - Ảnh 4.

Những tấm lòng vàng giúp người nghèo trong cơn đại dịch

Theo chia sẻ của tác giả, do cám cảnh trước những thân phận nghèo trong cơn đại dịch, 4 giờ ngày 4/4/2020, trong lúc mọi người đang say giấc, anh chợt vùng dậy, ôm điện thoại bấm bấm, nhấn nhấn, vậy mà tự dưng lời thơ nó cứ ào ào tuôn ra. Sau 20 phút chỉnh sửa thì hoàn thành bài thơ. Trưa hôm đó, sau khi cơm nước, anh ôm đàn phổ thì khoảng 1 giờ sau hoàn thành bản nhạc. Đến chiều, anh cùng một người bạn hội ý và hoàn thành phối nhạc cho bài hát trong ngày. Ngày hôm sau (ngày 5/4/2020), clip bài hát "Em có nghe..." được tung lên mạng xã hội Youtube và facebook. Trước câu hỏi, hoàn cảnh nào khiến anh hoàn thành bài hát ý nghĩa này trong thời gian rất ngắn, anh Hùng nói rằng chỉ đơn giản là vì ngày nào cũng suy nghĩ về đời sống của người nghèo trong cơn đại dịch này. "Họ vốn đã quá khổ trong khi những hành động của loài người đối với thế giới này... thế là lời thơ cứ tuần tự tuôn ra thôi", anh Hùng chia sẻ.