Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hơn 3 triệu khách hàng bị tăng vọt tiền điện

Hoá đơn tiền điện tăng vọt trong tháng 6 khiến nhiều người tiêu dùng bức xúc và đặt nghi vấn về sai sót trong ghi chỉ số công tơ của ngành điện.

Hoá đơn tiền điện tăng vọt trong tháng 6 khiến nhiều người tiêu dùng bức xúc và đặt nghi vấn về sai sót trong ghi chỉ số công tơ của ngành điện.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhất là Bắc và Trung Bộ vừa qua hứng chịu đợt nóng kép dài kỷ lục trong 27 năm qua đã khiến tình hình tiêu thụ điện tăng rất cao.

Số liệu của ngành điện cho biết, hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt có mức tiêu thụ cao hơn 30% so với tháng 4, trong số này gần 1 triệu khách hàng tiêu thụ tăng 50% và 215.000 khách hàng tiêu thụ trên 300%. Số lượng tiêu thụ điện tăng, cộng với cách tính biểu giá điện tính luỹ tiến, nghĩa là dùng càng nhiều số tiền phải trả càng cao, khiến hoá đơn tiền điện hộ gia đình 'nhảy' vọt.

Chẳng hạn, mức tiêu thụ điện là 300 kWh, số tiền thanh toán là 688.160 đồng (chưa tính giảm giá do Covid-19). Nhưng nếu sản lượng tiêu thụ tăng 20%, ở mức 360 kWh, số tiền phải trả tăng lên 875.204 đồng, tương đương tăng 27,18%. Và nếu mức tiêu thụ tăng 50%, lên 450 kWh, số tiền phải trả 1.160.885 đồng, tương đương tiền điện tăng 68,7%...

Số khách hàng tăng tiêu thụ điện

Đơn vị Khách hàng tăng dưới 50%Khách hàng tăng 100 -300%Khách hàng tăng trên 300%Tổng khách hàng
Điện lực miền Bắc677.303706.65295.7931.479.748
Điện lực miền Trung 343.426148.84751.095753.368
Điện lực miền Nam150.536145.89518.133314.564
Điện lực Hà Nội 126.528151.25424.663302.445
Điện lực TP HCM105.568123.84325.745255.156
Tổng   3.105.281

Cũng theo EVN, thời tiết nắng nóng khiến các hộ gia đình kéo dài hơn thời gian sử dụng các thiết bị làm mát như điều hoà, quạt... Trong khi nhiệt độ ngoài trời càng cao, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà càng lớn thì thiết bị điều hoà sẽ tốn nhiều điện năng hơn để làm mát. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng giảm 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5-3%.

Về nghi vấn sai sót của công tơ điện và ghi chỉ số điện, theo EVN, hệ thống này được lắp đặt và kiểm định đạt tiêu chuẩn. Với khu vực đã thay thế sang công tơ điện tử, số liệu được ngành điện thu thập tự động, từ xa.

Với công tơ cơ khí, ngành điện áp dụng ghi chỉ số bằng phần mềm trên máy tính bảng có các tính năng cảnh báo vượt sản lượng, hạn chế tối đa xảy ra sai sót (nếu có) trong ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện.

EVN khẳng định, khách hàng sử dụng điện có quyền giám sát việc ghi chỉ số công tơ và ngành điện sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc từ khách hàng sử dụng điện.