Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An

(Dân sinh) - Lễ kỷ niệm 650 Ngày mất của danh nhân Chu Văn An sẽ diễn ra tại Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào tháng 11/2020. Trước đó, tại kỳ họp lần thứ 40 diễn ra tại Paris vào tháng 11/2019, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc UNESCO cùng kỷ niệm Ngày mất của danh nhân Chu Văn An.

Lễ kỷ niệm 650 Ngày mất của danh nhân Chu Văn An sẽ diễn ra tại Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào tháng 11/2020, gồm lễ kỷ niệm cùng các hoạt động trưng bày về thân thế, sự nghiệp của danh nhân Chu Văn An với nền giáo dục nước nhà.

Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sinh thời, ông đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà để dạy học.

Trước đó, tại kỳ họp lần thứ 40 diễn ra tại Paris vào tháng 11/2019, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc UNESCO cùng kỷ niệm Ngày mất của danh nhân Chu Văn An.

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Cộng hòa Pháp, nơi UNESCO dự kiến tổ chức các hoạt động trưng bày về danh nhân Chu Văn An và Lễ kỷ niệm 650 Ngày mất của danh nhân Chu Văn An, nên hoạt động này đã không thể diễn ra.


Lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An - Ảnh 1.

Danh nhân Chu Văn An

Khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ, gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến.

Sau đó, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Khi vua Trần Dụ Tông lên ngôi, quyền gian liên kết hoành hành, giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dâng sớ bất thành, Chu Văn An về Chí Linh (Hải Dương) mở trường dạy học. Từ khi ông về, vùng đất này dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông từ chối. Sau khi ông mất, triều đình đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa.