Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Loại thuế bắt phụ nữ Ấn Độ phải "thả rông" và đóng tiền theo kích cỡ

Đến nay, loại thuế kỳ quặc này vẫn được coi là một trong những điều khó hiểu trong lịch sử Ấn Độ.

Vào đầu những năm 1800, hệ thống đánh thuế ngực được khởi xướng bởi quốc vương xứ Travancore, một trong 550 tiểu bang ở Ấn Độ dưới thời kì vương quốc Anh đô hộ. Theo như điều luật đưa ra, phụ nữ ở các tầng lớp thấp bắt buộc phải để ngực trần và nếu có ý định che đi, họ sẽ bị phạt cực nặng.

Các quan chức hoàng gia sẽ đi khắp các làng quê và thu thuế các cô gái đến tuổi dậy thì. Tiền thuế phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực. Các vị quan sẽ kiểm tra bằng tay không và tính thuế tùy theo kích cỡ. Ngực cô gái nào càng to thì phải trả càng nhiều tiền.

Người phụ nữ hy sinh thân mình để chấm dứt thuế ngực: Loại thuế bắt phụ nữ Ấn Độ phải thả rông và đóng tiền theo kích cỡ - Ảnh 1.

Hình ảnh các cô gái tầng lớp thấp thời đó phải để ngực trần.

Hành động này được xây dựng với những mục đích như duy trì đẳng cấp tầng lớp trong xã hội, nhưng quan trọng hơn, việc thu thuế chỉ đơn giản là làm nhục các cô gái ở tầng lớp lao động. Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu được phép che ngực, không có giới hạn cũng như luật lệ nào ép buộc họ phải làm những việc vô lý như vậy .

Người phụ nữ hy sinh thân mình để chấm dứt thuế ngực: Loại thuế bắt phụ nữ Ấn Độ phải thả rông và đóng tiền theo kích cỡ - Ảnh 2.

Một cô gái phải tuân theo bộ luật này.

Vào thời điểm đó, quần áo được coi là dấu hiệu của sự giàu có và thịnh vượng. Những người nghèo thuộc tầng lớp lao động thì không được phép ăn mặc đầy đủ. Chính các bộ luật này phần nào đã tạo nên văn hóa phân biệt tầng lớp trong xã hội Ấn Độ. Kẻ nghèo thì sẽ mãi mãi nghèo, còn người giàu vẫn ăn trắng mặc trơn.

Bộ luật nhơ nhuốc này đã gây ra sự bất mãn cùng cực đối với những người phụ nữ ở tầng lớp thấp. Và một người phụ nữ dũng cảm tên là Nangeli đã quyết định sẽ đứng lên chấm dứt sự bất công này, một lần và mãi mãi.

Chuyện kể rằng, khi các quan chức tới nhà Nangeli để thu thuế, thay vì đưa tiền, bà đã sử dụng chiếc liềm gặt lúa để cắt đứt bộ ngực của mình và đặt nó lên lá chuối, đưa cho các vị quan kia. Do chảy quá nhiều máu, Nangeli đã qua đời ngay trong ngày hôm đó. Vì quẫn trí, chồng bà cũng tự sát bằng cách nhảy vào giàn thiêu trong đám tang vợ.

Người phụ nữ hy sinh thân mình để chấm dứt thuế ngực: Loại thuế bắt phụ nữ Ấn Độ phải thả rông và đóng tiền theo kích cỡ - Ảnh 3.

Bức tượng Nangeli được người dân dựng nên để tưởng nhớ tới bà.

Sự việc đã bị đẩy lên đỉnh điểm, dân chúng quận Travancore đã tổ chức những cuộc biểu tình quy mô lớn để chống lại nhà vua. Quá lo sợ tới tính mạng, cộng thêm áp lực đến từ phía thống đốc thành phố Madras, nhà vua đã buộc phải trao lại quyền che ngực vào năm 1924.

Hành động của Nangeli đã chấm dứt bộ luật kỳ lạ kéo dài hơn một thế kỉ, nơi bà hy sinh thân mình, nay được người dân đặt tên là Mulachiparambu, có nghĩa là "Câu chuyện về người phụ nữ ngực trần".