Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Nghệ An: Kết nối người lao động với doanh nghiệp

Từ đầu năm tới nay, Nghệ An đã giải quyết việc làm cho trên 31.000 lao động, trong đó GQVL trong tỉnh trên 11.300, ngoài tỉnh gần 10.000, xuất khẩu lao động gần 10.000 người. Nghệ An đặc biệt quan tâm đến hoạt động điều tra cung - cầu lao động đến tận thôn, bản, xã, phường cập nhật thông tin tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên (thông tin cung lao động), điều tra tất cả các doanh nghiệp có hạch toán kinh tế độc lập đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn (thông tin cầu lao động), để có định hướng kết nối người lao động với doanh nghiệp.

Phát triển doanh nghiệp tạo ra việc làm mới cho lao động địa phương

Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 6.606 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 28.552 nghìn tỷ đồng, so với giai đoạn 2011-2014: gấp 1,05 lần về số doanh nghiệp và gấp 1,14 lần về số vốn đăng ký.

Trong giai đoạn này nhờ đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế để có nguồn lực phát triển kinh tế, tạo việc làm có thu nhập cao cho lao động của tỉnh, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng số lượng lao động quy mô lớn đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày... góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp FDI.

Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 1.879.000 người, trong đó: số lao động làm trong khối nhà nước 170.950 người, ngoài nhà nước 1.672.829 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 35.221 người. Lao động đang làm việc chia theo các ngành kinh tế là: Ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 969.564 người, chiếm 51,6%; công nghiệp – xây dựng là 441.565 người, chiếm 23,5%; dịch vụ, thương mại là 467.871 người, chiếm 24,9%.

Nghệ An đặc biệt quan tâm đến hoạt động điều tra cung - cầu lao động đến tận thôn, bản, xã, phường cập nhật thông tin tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên (thông tin cung lao động), điều tra tất cả các doanh nghiệp có hạch toán kinh tế độc lập đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn (thông tin cầu lao động), để có định hướng kết nối người lao động với doanh nghiệp.

Nghệ An: Kết nối người lao động với doanh nghiệp - Ảnh 1.

Người lao động đến đăng ký tư vấn việc làm tại TT DVVL Nghệ An

Tăng cường công tác xuất khẩu lao động

Thực hiện tốt công tác xuất khẩu nên đã có 53.094 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 103,86 %, chiếm 35.3% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Trong đó tập trung chủ yếu ở các nước, vùng lãnh thổ như: Malayxia, Đài loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Trung Đông. Hiện nay, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 60.000 người. Số tiền người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về giai đoạn 2015 - 2018 khoảng trên 255 triệu USD/ năm. Từ nguồn vốn này nhiều gia đình đã đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ đi xuất khẩu lao động.

Chương trình hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm, doanh số cho vay bình quân hàng năm trên 35.000 triệu đồng, vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm mới cho 38.390 lao động. Địa bàn cho vay tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng bị thu hồi đất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động.

Đến nay, Nghệ An đã giải quyết việc làm cho trên 31.000 lao động, trong đó GQVL trong tỉnh trên 11.300, ngoài tỉnh gần 10.000, xuất khẩu lao động gần 10.000 người. Giới thiệu tuyển dụng xuất khẩu lao động cho 30 đơn vị doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giới thiệu tuyển dụng đi làm việc trong nước cho 17 đơn vị. Cấp mới giấy phép cho 140 lao động, cấp lại giấy phép cho 92 lao động nước ngoài làm việc tại 77 đơn vị, trong đó có 02 nhà thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức 41 phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động, 02 hội chợ việc làm – xuất khẩu lao động với 490 doanh nghiệp và 9.485 người tham gia; kết quả giới thiệu việc làm được cho 2.450 người được tuyển dụng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Trong những năm gần đây, Nghệ An đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, các khu kinh tế, khu công nghiệp để bố trí việc làm cho người lao động sau đào tạo.

Nghệ An: Kết nối người lao động với doanh nghiệp - Ảnh 2.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An Đoàn Hồng Vũ

Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết: "Chất lượng đào tạo nghề trong những năm gần đây đã có sự thay đổi và nâng lên khá rõ nét (tỷ lệ HSSV tốt nghiệp loại khá, giỏi đạt hơn 35%), từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, theo đánh giá của một số doanh nghiệp thì hơn 80% lao động được sử dụng đúng ngành nghề, trình độ đào tạo, hơn 30% lao động có kỹ năng tay nghề khá trở lên đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện".

"Các cơ sở đào tạo nghề đã chú trọng và đẩy mạnh hoạt động ký kết với daonh nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực tập, tuyển dụng lao động. Tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp sau tốt nghiệp có việc làm đạt 93,1%, một số nghề sau đào tạo 100% lao động đều có việc làm, thu nhập ổn định, với mức thu nhập bình quân từ 4,5-5,5 triệu đồng/tháng như: Hàn, cơ khí, điện, điện tử, quản trị khách sạn, công nghệ ô tô, kỹ thuật chế biến món ăn, xây dựng, quản trị nhà hàng… Số lao động học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất, thu nhập cao hơn đạt 75,8%" – ông Vũ nhấn mạnh.

Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dạy nghề đã từng bước gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong thời gian tới Nghệ An tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước đúng thời hạn theo Kế hoạch 539/UBND-KH ngày 03/09/2019 do UBND tỉnh ban hành. Đẩy mạnh công tác phổ biến quy định pháp luật về quản lý, báo cáo sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thông qua hình thức tập huấn, thông tin tuyên truyền, thanh kiểm tra.

Xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm lưu động để kết nối doanh nghiệp và lao động, ký biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh uy tín để giới thiệu thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn. Xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của tỉnh để góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.