Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Những lưu ý trong nghi lễ cúng Táo quân về Trời

(Dân sinh) - Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn năm thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp. Tại sao lại như vậy và Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Những lưu ý trong nghi lễ cúng Táo quân về Trời - Ảnh 1.

Lễ cúng đồ cúng Táo quân đặt tại ban thờ ở bếp.

Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Đây cũng được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.

L cúng ông Công ông Táo

Đồ cúng, đồ lễ không cần thiết làm mâm cao, cỗ đầy, thông thường chỉ đơn giản là bánh, kẹo, nước trà, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi với mong muốn Táo công "ngọt giọng", tâu lên Ngọc Hoàng những điều hay. Lễ cúng ông Công không được đặt trên bàn thờ gia tiên mà đặt ở bàn kê giữa nhà hoặc nhà nào có ban thờ ông Công ông Táo dưới bếp.

Những lưu ý trong nghi lễ cúng Táo quân về Trời - Ảnh 2.

Lẽ cúng Táo quân chỉ cần đơn giản, nhưng nhất thiết phải có 3 con cá chép còn sống.

Trước đây, Lễ cúng ông Công ông Táo thường có 3 chiếc mũ, quần áo làm bằng hàng mã, trong đó 2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng để các ông Công ông Táo mặc đồ mới về trình Ngọc Hoàng. Trên thực tế cũng không cần thiết phải dùng đồ mã, ngày nay đã nhiều gia đình không mua đồ vàng mã này để cúng ông Công ông Táo.

Bên cạnh đó, Lễ cúng không thể thiếu 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước làm phương tiện "vượt vũ môn" về chầu trời. Sau khi cúng xong sẽ đem ra sông, ao thả với ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Công ông Táo về trời. Một lưu ý cần nhớ là chỉ cần mua 3 con cá chép còn sống để làm lễ cúng chứ không cần mua cả chậu cá, cua ốc, rùa thả phóng sinh theo trào lưu vào ngày 23 tháng chạp.

Đặt đồ lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Đối với những gia đình có bàn thờ Táo quân ở bếp, đồ lễ cúng sẽ được bày tại ban thờ này hoặc cũng có thể kê một cái bàn nhỏ ở chính giữa nhà, sau khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang cá chép đi thả tại ao hồ, sông suối.

Thời gian cúng ông Công ông Táo?

Dân gian cho rằng bắt buộc phải làm lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp, điều này không phải vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới về trời. Ngày nay với việc bận rộng công sở, chúng ta có thể cúng buổi sáng, buổi chiều trong ngày 23 tháng chạp miễn là trước 23h đêm ngày 23 tháng chạp để kịp ông Táo về trời là được.

Những lưu ý trong nghi lễ cúng Táo quân về Trời - Ảnh 3.

Sau khi cúng xong sẽ đem thả cá xuống ao hồ, sông suối.

Ngày nay nhiều gia đình sắm sửa mâm cao, cỗ đầy: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, thậm chí cả máy bay, điện thoại,.. bằng vàng mã để Táo quân về trời. Các chuyên gia văn hóa cho rằng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.