Quay lại Dân trí
Dân Sinh

"Quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng" nhưng không nhất thiết phải lễ lớn, lễ to

Theo TS Nguyễn Viết Chức, không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch mà có thể cúng trước.

Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Ngày nay, nhiều người cúng lễ Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước với mong muốn mọi việc quanh năm được trôi chảy, tràn đầy hạnh phúc. 

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, chuyên gia nghiên cứu văn hoá cho biết cúng Rằm tháng Giêng là thói quen từ xưa đến nay của người Việt. Đó là tín ngưỡng cần giữ gìn, vì có những niềm tin khó giải thích miễn là từ niềm tin đó, con người làm những điều trong sáng, tốt đẹp hơn. "Quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng nhưng không nhất thiết phải lễ lớn, lễ to", TS Nguyễn Viết Chức nói.

Theo TS Nguyễn Viết Chức, không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch mà có thể cúng trước. "Có rất nhiều quan niệm, có thể cúng vào buổi trưa ngày Rằm hay từ ngày 14. Nhưng đừng quan niệm theo lối suy nghĩ cúng trước thì được hưởng may trước. Tất nhiên, cúng sau thì không được nhưng 14 cúng cũng được, 15 cúng cũng được. Khổng tử từ thời phong kiến cũng đã nói "Không có gì nhất thiết phải thế". Nếu có điều nhất thiết có lẽ là tâm phải thành, đã là tín ngưỡng, bao giờ thành tâm cũng là điều quan trọng nhất". 

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 1.

Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng này gồm có các món sau:

- Xôi cốm

- Thịt đà điểu xào sả ớt

- Nộm sứa hoa chuối

- Giò cuốn

- Bún lá cẩm xào lòng gà

- Rau mầm đá luộc

- Thịt bò xào hoa bí

- Măng xào

- Bánh gấc

- Bánh trôi

- Canh chân kê gà

- Củ kiệu muối

Cốm tươi bóp cho rời, thêm vài giọt dầu ăn. Nếu cốm khô thì phun thêm ít nước rồi hấp khoảng 10'.

Đậu xanh ngâm qua đêm, hấp chín, để nguội rồi giã mịn.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 2.

Dừa nạo sợi xào với 1 thìa đường, hạt sen ngâm rồi luộc hoặc hấp chín.

Cốm hấp chín khoảng 10 phút thì cho ra thố, rắc khoảng 2 thìa đường. Cho đậu xanh, hạt sen và dừa nạo trộn đều. Rắc vừng rang lên là được.

Thịt đà điểu xào sả ớt

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 3.

Thịt đà điểu thái miếng mỏng vừa, ướp với muối, hạt tiêu, sả băm, gừng băm khoảng 15 phút. Phi thơm sả và hành với dầu ăn rồi cho thịt đà điểu vào xào chín. Thêm ớt và hạt nêm, mì chính rồi nêm lại gia vị vừa miệng là được. 

Nộm sứa hoa chuối

Dùng 500g sứa (mua loại đóng gói sẵn), 1 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây, rau mùi, kinh giới, lạc rang đập giập, 100g bò khô và gà khô dạng sợi.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 4.

Để sứa thật ráo nước. Cà rốt, hành tây bào sợi, hoa chuối bỏ ra 2 bẹ ngoài để trang trí, còn lại thái mỏng ngâm với nước có vắt nước cốt chanh để không bị thâm.

Trộn sứa, cà rốt, hoa chuối, gà khô, bò khô, hành tây thái sợi với rau mùi, kinh giới, cho 1/2 nước cốt quả chanh, ớt băm nhỏ, một xíu bột canh trộn đều rồi rắc lạc rang lên trên. Bày nộm lên bẹ chuối cho đẹp mắt.

Giò cuốn

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 5.

Món này mình được tặng nên cắt ra ăn luôn không cần chuẩn bị gì nhiều. 

Bún lá cẩm xào lòng gà

Mình dùng 200g bún khô lá cẩm và 1 bộ lòng gà.

Bún ngâm nước cho mềm rồi luộc chín, vớt qua chậu nước lạnh. Vớt bún để ráo nước, cho vào 1/2 thìa dầu ăn cho các sợi bún đỡ dính vào nhau.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 6.

Phi thơm dầu ăn với hành băm, cho lòng gà vào xào chín thì nêm chút bột canh. Cho bún vào xào tiếp rồi nêm lại gia vị thấy vừa miệng thì cho rau mùi thái nhỏ vào xào cùng cho thơm. Nếu thích ăn thêm rau cải có thể cho vào xào cùng cũng rất ngon. 

Rau mầm đá luộc

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 7.

Đun sôi nồi nước với vài hạt muối. Cho rau mầm đá vào luộc vừa chín tới thì gắp ra đĩa ăn kèm nước mắm có dằm lòng đỏ trứng gà. 

Thịt bò xào hoa bí

Thịt bò 200g thái mỏng, hoa bí 100g rửa sạch.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 8.

Phi tỏi băm (khi cúng thay bằng hành băm) với dầu ăn cho thơm thì cho thịt bò vào xào. Nêm muối, mì chính, hạt tiêu. Cho hoa bí vài xào nhanh tay rồi bắc ra đĩa ăn nóng. 

Măng xào

Măng luộc kỹ, rửa sạch.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 9.

Cho dầu ăn vào chảo, thêm hành băm vào phi thơm thì cho măng vào xào chín. Nêm gia vị vừa miệng thì cho lá mùi hoặc lá mắc mật thái nhỏ rất ngon! 

Bánh gấc

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 10.

Bánh trôi

Mình dùng 200g gạo nếp, 50g mè đen, 100g đường và 1 ống va ni.

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 11.

Nhào bột nếp với nước ấm. Mè (vừng) đen rang chín trộn với đường và bơ cho nhuyễn. Viên bột nếp rồi cho mè đen làm nhân. Đun sôi nồi nước, cho viên bánh vào luộc chín rồi vớt ra chậu nước đun sôi để nguội. Đun tiếp 1 nồi nước đường rồi thả từng viên bánh vào đun tiếp, vớt bọt. Pha 1/2 thìa bột sắn dây cho vào nồi bánh cho sánh. Tắt bếp cho ống va ni vào rồi bày ra đĩa, rắc thêm vừng trắng rang.

Canh chân kê gà

Có nhất thiết cúng Rằm tháng Giêng vào 15 âm lịch? - Ảnh 12.

Chân gà hầm chín với nhánh gừng. Cho khoai tây, cà rốt, củ cải, nấm hương vào hầm cùng. Cho tiếp kê gà vào. Nêm bột canh, mì chính, rau mùi thái nhỏ là xong món canh bổ dưỡng lạ miệng.