Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sinh viên 21 tuổi mắc bệnh mãn tính: Sự sụp đổ của người trưởng thành, một trận bệnh nặng là đủ!

Người trưởng thành cần nên học cách tự cầm ô che cho mình. Một khi tiền mất đi, bạn có thể kiếm lại. Nhưng một khi sức khỏe mất đi, bạn sẽ bị căn bệnh bào mòn thành một kẻ vô dụng.

- 01 -

Bệnh mãn tính đang có xu hướng trẻ hóa!

Vài ngày trước, tôi nhận được một tin tức thế này:

Hải, một sinh viên đại học 21 tuổi vì đã nhiều ngày không ăn uống được, lại thường xuyên nôn ói nên đã đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả xét nghiệm khiến người nhà cậu ấy vô cùng kinh ngạc. Lượng đường và lipid trong máu vượt quá tiêu chuẩn, Hải được chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường.

Theo lời mẹ Hải chia sẻ, lúc trước khi còn sống chung với người nhà, Hải có sức khỏe rất tốt. Nhưng từ khi lên đại học ở trọ riêng, Hải thường xuyên mua nước ngọt về bỏ tủ lạnh dự trữ, 2 giờ đêm hôm nào cũng vừa chơi game vừa uống, còn thường xuyên ăn vặt thay cơm.

21 tuổi, lứa tuổi còn quá trẻ và rất ít trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Nhưng thật không may, Hải không nằm trong số đông đó.

Trong những năm gần đây, những căn bệnh mãn tính, khó chữa có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Người mắc bệnh ngày càng nhiều, và số bệnh nhân trẻ tuổi cũng ngày một đông.

Thực tập sinh Lí, 23 tuổi trong công ty cũ của tôi cũng vậy, mỗi trưa đều ăn toàn đồ cay nóng. Bữa tối thì chỉ thích ăn đồ nướng hoặc những món đồ ăn vặt vỉa hè. Không lâu sau, cô bé kia cũng được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư dạ dày.

Tiểu đường, huyết áp cao, thoái hóa đốt cổ, ung thư... Đây là những căn bệnh nguy hiểm và chúng không hề chừa một ai.

Thủ phạm của những căn bệnh này là do lối sống không lành mạnh của chúng ta, không chỉ nhiều người phớt lờ việc vận động, mà còn coi thường những thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau củ, trái cây.

Sinh viên 21 tuổi mắc bệnh mãn tính: Sự sụp đổ của người trưởng thành, một trận bệnh nặng là đủ!  - Ảnh 1.

- 02 -

Đừng bao giờ dùng "tuổi trẻ" làm cái cớ để phung phí sức khỏe.

Bạn cấp ba của tôi nay là bác sĩ ở Đà Nẵng. Theo lời cô ấy, số lượng bệnh nhân trong sáu tháng qua tăng còn nhiều hơn so với số lượng người bệnh đã tăng trong 5 năm trước.

Hầu như tất cả mọi người thời nay đều mắc chung một căn bệnh, đó là đau dạ dày, nguyên nhân là vì ăn uống không đúng bữa hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ. Loét dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc hợp lí sẽ rất dễ dẫn đến ung thư.

Thế nên, phần lớn các bệnh mãn tính thời nay là do chính bản thân chúng ta tự tạo nên.

Bạn ỷ lại vào tuổi trẻ, bạn thức khuya, bạn lười vận động, bạn chỉ cần ngồi tại chỗ gọi thức ăn nhanh và chén sạch chúng mặc dù biết nó không có bao nhiêu chất dinh dưỡng...

Một năm, hai năm sau, hoặc đến một thời gian nào đó, dạ dày bạn không còn tiếp nhận được những thức ăn ưa thích lúc trước nữa. Bạn thường xuyên mệt mỏi vì ăn uống phải kiêng cử đủ thứ nhưng vẫn có cảm giác dạ dày khó chịu. Nặng hơn nữa, bạn phải nằm trên giường bệnh, gác lại tất cả công việc, cả ngày chỉ nhìn thấy kim tiêm, nước biển, chịu những cơn đau chỉ bản thân mới hiểu rõ...

Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn màng. Sự nuông chiều và thờ ơ đối với cơ thể lúc này sẽ khiến bạn phải nhận quả đắng trong tương lai.

Sinh viên 21 tuổi mắc bệnh mãn tính: Sự sụp đổ của người trưởng thành, một trận bệnh nặng là đủ!  - Ảnh 2.

- 03 -

Sự sụp đổ của người trưởng thành, một trận bệnh nặng là đủ!

Những người mắc bệnh mãn tính, nó sẽ theo họ đến suốt cuộc đời, thậm chí còn đe dọa tính mạng từng giờ từng khắc.

Điều đáng lo nhất chính là chi phí để trả cho các căn bệnh mãn tính thực sự không rẻ. Đối với những gia đình nghèo, chỉ một người mắc bệnh, cả gia đình có thể trở nên lụn bại.

Trong bộ phim truyền hình ăn khách lúc trước, "Tôi là Dư Hoan Thủy" đã chạm đến trái tim của nhiều người trung niên.

Bởi vì nam chính Dư Hoan Thủy sống quá thảm, nhưng cũng quá giống đời thực.

Vợ anh ta ghét bỏ anh ta làm việc gì cũng không xong, không nhà, không xe, không năng lực. Thế nên cuộc hôn nhân giữa họ lâm vào nguy cơ phải li hôn.

Sự nghiệp không tiến triển, còn bị đồng nghiệp chế giễu và lãnh đạo mắng chửi rằng không có tiền đồ.

Anh ta cũng muốn từ chức lắm, nhưng nghĩ phía sau mình còn cả một gia đình, cha anh ta cần tiền cho con riêng kết hôn, vợ anh ta cần tiền mua xe, con anh ta cũng cần tiền đóng học phí...

Anh ta cố gắng hết sức, nhưng chưa thành công thì nhận được tờ giấy chẩn đoán ung thư tuyến tụy từ bệnh viện.

Chỉ một tờ giấy mỏng đã khiến anh ta suy sụp hoàn toàn.

Trên thực tế, muốn đánh bại một người trưởng thành thực sự rất dễ dàng, chỉ cần một căn bệnh nặng là đủ.

Thế giới này là như vậy, bệnh tật và tai nạn là hai thứ luôn đến bất ngờ và không cho bạn bất kì cơ hội nào để hối hận và làm lại từ đầu.

Không phải ai cũng có nhiều tiền để trả hóa đơn viện phí. Cũng không phải bệnh nhân nào cũng may mắn được chữa trị là có thể khỏi.

Sinh viên 21 tuổi mắc bệnh mãn tính: Sự sụp đổ của người trưởng thành, một trận bệnh nặng là đủ!  - Ảnh 3.

- 04 -

Đợt trước, một nhân viên y tế ở Trung Quốc đã tiết lộ chi phí điều trị của các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi COVID - 19 nằm ở phòng ICU, cụ thể như sau:

Truyền 2 chai albumin mỗi ngày, mỗi chai 425 tệ (gần 1,5 triệu VND)

Truyền 8 chai globulin mỗi ngày, mỗi chai 600 tệ (2,1 triệu VND)

Còn rất nhiều loại thuốc khác, chưa kể tiền khám bệnh...

Tổng cộng hết tất cả là 739 535 tệ (hơn 2,5 tỷ VND)

Nghĩ thử xem, nếu tiền viện phí do dịch bệnh này không được nhà nước hỗ trợ, sẽ có bao nhiêu gia đình bị phá sản, mất người thân, và bị hủy hoại hoàn toàn?

Mỗi ngày, đều có vô số bệnh nhân đều đang vật lộn trong đau đớn với căn bệnh khó chữa của mình. Và người nhà của họ cũng đang chạy ngược chạy xuôi để lo tiền viện phí.

Mỗi năm, có đến 86,6% số ca tử vong vì các căn bệnh mãn tính. Do đó, chúng ta phải ngăn ngừa trước khi căn bệnh mãn tính thực sự đến với bản thân.

Không ai muốn gặp bất hạnh, nhưng trước khi nó đến, hãy có sự chuẩn bị chu đáo để phòng tránh.

Người trưởng thành cần nên học cách tự cầm ô che cho mình. Một khi tiền mất đi, bạn có thể kiếm lại. Nhưng một khi sức khỏe mất đi, bạn sẽ bị căn bệnh bào mòn thành một kẻ vô dụng.