Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Sơ kết đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Dự án 3 - chương trình mục tiêu GDNN - Việc làm và ATLĐ năm 2019

(Dân sinh) - Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh Cục An toàn lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Dự án 3 - chương trình mục tiêu GDNN - Việc làm và ATLĐ năm 2019.

Ông Hà Tất Thắng, cục trưởng Cục An toàn lao động )Bộ Lao  động - Thương binh và Xã hội).

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hà Tất Thắng, cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết, qua 4 năm thực hiện dự án đã giảm tần suất tai nạn lao động nghề nghiệp 10,77%. Hiện nay chúng ta tiến hành thống kê và điều tra tốt hơn trước đây, tăng cường điều tra, xử lý, giảm tai nạn lao động. Trong chương trình mục tiêu chúng tôi đã giành nhiều kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động. Khi doanh nghiệp đạt được và xã hội hưởng ứng rộng rãi thì an toàn lao động sẽ được nâng cao.

Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều địa phương chưa đối ứng với mục tiêu của chương trình vì kinh phí chỉ hỗ trợ một phần nào đó, phần còn lại là tự mỗi doanh nghiệp và địa phương bổ sung để triển khai mới đạt kết quả tốt. vì vậy các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nên tăng cường tham mưu tỉnh để địa phương quản lý chặt chẻ vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện dự án nên chúng tôi sẽ tăng cường kinh phí để triển khai hoàn thành dự án, để đạt hiệu quả tích cực tốt nhất.

"Trong thời gian tới chúng tôi sẽ rà soát, những địa phương nào thực hiện tốt dự án sẽ được đầu tư thêm kinh phí để phát triển chứ không thực hiện dàn trải mà không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó sẽ biểu dương các địa phương thực hiện tốt dự án", Cụ trưởng Hà Tất Thắng nhấn mạnh.

Sơ kết đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Dự án 3 - chương trình mục tiêu GDNN - Việc làm và ATLĐ năm 2019 - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi Hội nghị Sơ kết đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Dự án 3 - chương trình mục tiêu GDNN - Việc làm và ATLĐ năm 2019.

Báo cáo tóm tắt kết quả đạt được trong quá trình thực hiện dự án, đại diện Cục An toàn lao động tình bày, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ường năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động làm 8.229 người bị nạn. Trong đó số người chết vì tai nạn lao động là 1.039 người (khu vực có quan hệ lao động 622 người, giảm 6,6% so với năm 2017; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động 417 người, tăng 59,16% so với năm 2017). Tình hình tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động giảm so với năm 2017 cả về số người chết và số vụ tai nạn lao động. Đến tháng 6/2019 có khoảng 120 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện (83% kế hoặc đặt ra), ước tính cuối năm sẽ đạt 105% kế hoặc đặt ra.

Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, hiện nay đã hỗ trợ huấn luyện đạt trên 70% kế hoạch đã đặt ra theo kinh phí thực cấp, cụ thể: 14.000 người làm các nghề, công việc có yếu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 970% kế hoạch); 18.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (90% kế hoạch); 5.000 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (50% kế hoạch); 1.000 người làm công tác y tế lao động (50% kế hoạch). Dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 100% kế hoạch.

Về tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm (2016 đến 2018) dự án đã hỗ trợ tuyên truyền 142 làng nghề (đạt 115% kế hoạch theo kinh phí thực cấp), 1195 hợp tác xã (119% kế hoạch đầu kỳ của 5 năm). Tính đến tháng 11/2019 đã đạt trên 90% kế hoạch tuyên truyền trong năm, dự kiến đến hết năm 2019 vượt kế hoạch.

Chia sẻ tại hội nghị, đại diện tỉnh Lâm Đồng cho biết, được sự hỗ trợ từ Dự án 3 "tăng cường an toàn, vệ sinh lao động" và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Cục An toàn lao động, trong năm 2019 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lâm đồng đã tổ chức 02 lớp cho 140 cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp; 03 lớp huấn luyện cho 210 người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cho 1.250 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện cho 25.500 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp theo quy định.

Được sự hỗ trợ của các dự án từ Chương trình Quốc gia an toàn, vệ sinh lao động, năm 2019 Lâm Đồng đã triển khai được nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Song bên cạnh đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và địa phương còn thấp so với nhu cầu triển khai các hoạt động ở tỉnh, trong khi đó việc huy động nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Từ đó Lâm Đồng mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho địa phương.

Cũng đạt được nhiều kết quả tương tự Lâm Đồng, song đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Nai nêu ra một số vướng mắc tồn tại của dự án: Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động còn chậm, chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời người sử dụng lao động cũng lúng túng trong việc cập nhật, nghiên cứu áp dụng thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động chưa ngang tầm với quy mô phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Các quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động chưa đủ tính răn đe…

Từ đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi như: Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; không tổ chức quy tắc môi trường lao động; không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không thực hiện báo cáo về tai nạn lao động, an toàn lao động; làm sai lệch kết quả quan trắc môi trường lao động...