Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tạo đà cho khu vực Bắc bộ phát triển nhanh chóng và bền vững

(Dân sinh) - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, đều là những tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thương mại. Phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, thương mại của miền Bắc cũng như đối với cả nước.

Bộ Công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo "Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp" ngày 25/9 nhằm đánh giá vai trò, vị trí cũng như nhận diện các cơ hội, thách thức và đưa ra các giải pháp về phát triển kinh tế, thương mại của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, đều là những tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thương mại.

Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo.

Phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, thương mại của miền Bắc cũng như đối với cả nước.

Theo số liệu của Bộ Công thương, giai đoạn 2014 - 2018, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là thị trường có hoạt động thương mại sôi động cùng với sự phát triển mạnh các hệ thống phân phối và sự phong phú, đa dạng các chủng loại hàng hóa.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Vùng năm 2018 đạt 846,73 nghìn tỷ đồng, tăng 8,38% so với năm 2017, chiếm 19,17% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Giai đoạn 5 năm (2014 - 2018), tổng mức của vùng tăng bình quân 10,74%.

Mặc dù đã có một số đóng góp quan trọng, song việc phát triển thương mại dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ còn một số hạn chế.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, thời gian qua, kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Bắc bộ có sự phát triển tăng tốc so với cả nước và so với các vùng kinh tế trọng điểm khác.

Tuy nhiên, xét về tổng thể sự phát triển thương mại, dịch vụ của vùng Bắc bộ còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp đồng bộ cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để có thể tạo đà cho khu vực Bắc bộ phát triển nhanh chóng và bền vững là rất cần thiết.

Theo đó, hội thảo đã tập trung thảo luận, chia sẻ về vấn đề thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp phát triển thương mại dịch vụ từ các địa phương: Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng… và doanh nghiệp như: Kinh nghiệm kết nối phát triển thương mại dịch vụ và du lịch vùng miền; giải pháp liên kết các tỉnh phía Bắc để phát triển mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu; đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn; vai trò của kênh phân phối…

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là trung tâm chính trị, xã hội của cả nước và là vùng kinh tế quan trọng của miền Bắc.

Thời gian qua kinh tế của Vùng đã đạt những thành tựu về phát triển kinh tế ấn tượng, trong đó, nổi bật ở thương mại, dịch vụ.

Tuy nhiên, tình hình phát triển, thương mại, dịch vụ, liên kết vùng trong thời gian vừa qua cũng đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: Chưa có cơ chế, chính sách liên kết giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng với các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề có tính chất liên tỉnh, liên vùng.

Ngoài ra, xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện 4 nhóm giải pháp để tăng cường hiệu quả phát triển liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Tại hội thảo, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) với vai trò là đơn vị quản lý nhà nước về thị trường trong nước đã thông tin về thực hiện những nhiệm vụ chính để phát triển thương mại, dịch vụ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ như: Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; tiếp tục rà soát các cam kết quốc tế và pháp luật trong nước, sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động phân phối nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích mà Việt Nam đã đạt được trong các cam kết quốc tế…