Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tây Nguyên đứng trước nguy cơ không còn rừng

(Dân sinh) - Tây Nguyên là vùng có tiềm năng về tài nguyên rừng rất phong phú và đất lâm nghiệp nhiều bật nhất so cả nước nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, đứng trước nguy cơ không còn rừng.

Tây Nguyên đứng trước nguy cơ không còn rừng - Ảnh 1.

Nạn phá rừng tại Đắk Lắk

Theo Báo cáo của Chi Cục kiểm lâm vùng IV tại Hội thảo Thúc đẩy việc phục hồi và phát triển rừng bền vững vùng lưu vực sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk ngày 3/12/2019 cho thấy: Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, rừng sản xuất và rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên liên tục biến động theo hướng giảm. Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành kiểm lâm, trong vòng ba năm (2016-2018) diện tích rừng tự nhiên Tây Nguyên giảm tới 27.466 hecta (từ 2.234.44 ha xuống còn 2.206.975 hecta). Chất lượng rừng bị suy thoái mạnh, tỷ lệ rừng trung bình, rừng giàu còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18,40% tương ứng với diện tích 0,406 triệu hecta; còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi. Trước thực trạng rừng suy giảm mạnh, đứng trước nguy cơ bị suy thoái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 phê quyệt Đề án khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng, đặt mục tiêu đến năm 2030 diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu hecta, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 49,2%... 

Tây Nguyên đứng trước nguy cơ không còn rừng - Ảnh 2.

Rừng bị phá để làm nương rẫy

Tây Nguyên đứng trước nguy cơ không còn rừng - Ảnh 3.

Rừng bị phá để làm nương rẫy

 Hiện các cơ quan liên quan tỉnh Đắk Lắk phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Con người và Thiên nhiên... tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá một số mô hình khôi phục rừng và phát triển bền vững vùng lưu vực sông Sêrêpốk như mô hình gia đất giao rừng, quản lý rừng cộng đồng; mô hình nông lâm kết hợp trồng cây bản địa trên diện tích đất chồng lấn, mâu thuẫn quyền sử dụng đất lâm nghiệp... Bước đầu các mô hình cho tính khả thi, tuy nhiên để nhân rộng toàn vùng Tây Nguyên cần nghiên cứu điều chỉnh, tháo gỡ các vướn mắc trong việc quản lý, phân cấp giao quyền thực thi pháp luật bảo vệ rừng...