Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh chỉ ra các thiếu sót tại Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ

(Dân sinh) - Thanh tra TP. Hồ Chí Minh vừa có kết luận chỉ ra nhiều thiếu sót về việc quản lý và sử dụng đất Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Rừng phòng hộ Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hòa thời tiết cho TP. Hồ Chí Minh và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức nguồn nguyên thiên nhiên và việc quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý đang là những nguy cơ đe dọa hệ sinh thái Rừng phòng hộ Cần Giờ.

Trước vấn đề này, ngày 17/8/2018 Chánh Thanh tra thành phố ban hành Quyết định số 209/QĐ-TTTP về thanh tra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ (thuộc UBND huyện Cần Giờ) thông báo kết luận thanh tra việc quản lý và sử dụng đất Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Qua quá trình thanh tra cho thấy việc quản lý, bảo vệ, phát triển Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ năm 2016, 2017 còn tồn tại, thiếu sót. Cụ thể, chưa thực hiện việc nghiên cứu về "quá tuổi thành thục" (tuổi lão hoá) của các loài cây đặc trưng của Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ để có kế hoạch phát triển, đảm bảo độ phủ xanh của Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ đảm bảo rừng đạt chất lượng, phát triển bền vững; thực hiện việc trồng và chăm sóc rừng nhưng không thực hiện công tác tỉa thưa để đảm bảo mật độ cây theo quy định, đảm bảo rừng đạt chất lượng, phát triển bền vững; việc lập hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng còn thiếu sót.

Việc giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình chưa cân đối giữa diện tích được giao và lao động giữa rừng, dẫn đến lực lượng bảo vệ rừng không đảm bảo quân số theo định mức quy định; trách nhiệm thuộc về Trưởng ban, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch và Trưởng phòng Quản lý phát triển tài nguyên Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Thanh tra chỉ rõ việc UBND huyện Cần Giờ cấp kinh phí hoạt động cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ còn thiếu sót, không giao dự án toán thu làm tăng kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động của Ban Quản lý rừng phòng hộ. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ và Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch huyện Cần Giờ.

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh chỉ ra các thiếu sót tại Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ - Ảnh 2.

Kết luận Thanh tra TP. Hồ Chí Minh về Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Qua những thiếu sót trên Thanh tra TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giao Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ: Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ về các thiếu sót, khuyết điểm theo kết luận thanh tra. 

Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ: lập kế hoạch, quy hoạch phát triển Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện tự nhiên; giao dự toán thu khi lập dự toán giao kinh phí hoạt động cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ; xem xét, chỉ đạo đối với hoạt động Khu du lịch sinh thái Dần Xây theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở tài nguyên và Môi trường thống nhát xác định các chỉ tiêu đất phù hợp với chỉ tiêu của từng ngành nhưng đảm bảo tính đồng bộ về số liệu, làm cơ sở quản lý, kiểm tra, báo cáo, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với hiện trạng; chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp sang nhượng trái phép quyền khai thác thuỷ, hải sản trong khu vực đất rừng phòng hộ; có biện pháp quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm hành vi phá rừng, chặt cây trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm.

Riêng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ phải Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ về các thiếu sót, khuyết điểm theo kết luận thanh tra. 

Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ: lập kế hoạch, quy hoạch phát triển Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện tự nhiên; thực hiện việc đầu tư, khai thác đối với hoạt động Khu du lịch sinh thái Dần xây theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở tài nguyên và Môi trường thống nhát xác định các chỉ tiêu đất phù hợp với chỉ tiêu của các ngành liên quan nhưng đảm bảo tính đồng bộ về số liệ; chấn chỉnh công tác lập hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng theo đúng quy định kiện toàn tổ chức hoạt động của các phân khu đảm bảo quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng (Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, Hạt kiểm lâm, Đồn biên phòng, Ban chỉ huy quân sự, Công an, Lực lượng Thanh niên xung phong); tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với lao động giữ rừng của các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phù hợp với diện tích từng được giao; chán chỉnh công tác kế toán theo nội dung kết luận thanh tra.

Đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, đề xuất trình UBND thành phố phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ nói riêng và công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc, phát triển rừng trên đại bàn thành phố nói chung, theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phụ hợp quy định pháp luật. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh Quy định về khoán bảo vệ (diện tích, đơn giá) khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng, quy định về quản lý các hoạt động sản xuất dưới tán rừng phù hợp với thực tế địa phương và đúng quy định pháp luật. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp lâm sinh chuyển hóa rừng (tỉa thưa, đa dạng hoá,...) để tăng chất lượng từng và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn (tổ chức hội thảo khoa học, mời các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm tham dự, khảo sát thực tế,...). Nghiên cứu, rà soát, xem xét đối với việc lập đề án công nhận rừng Cần Giờ là khu Ramsar theo chỉ đạo của Bộ tài nguyên và Môi trường và kiểm tra điều kiện phù hợp để đề xuất công nhận Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ thành Vườn Quốc gia đất ngập nước Cần Giờ theo quy định.