Tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ tiếp tục cao hơn nam giới
16/06/2017 15:58Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra rằng, việc giảm 25% khoảng cách giới vào năm 2025 có thể đem lại 5,8 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới và tăng doanh thu thuế. Tuy nhiên, khoảng cách giới vẫn đang là một trong những thách thức cấp bách - khi phụ nữ ít có cơ hội tham gia thị trường lao động so với nam giới. Kể cả sau khi tham gia, họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn để tìm được việc làm và chất lượng công việc vẫn là một mối quan ngại lớn.
ảnh minh họa
Theo ILO, giúp phụ nữ tiếp cận thị trường lao động là bước khởi đầu quan trọng. Tuy nhiên, vào năm 2017, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ trên toàn cầu ở mức hơn 49%, thấp hơn gần 27% so với nam giới và dự báo sẽ không có sự thay đổi vào năm 2018. Báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới (WESO) – Xu hướng cho Phụ nữ 2017 ước tính rằng, nếu mục tiêu này đạt được ở cấp độ toàn cầu, lợi ích có thể đem lại sẽ lên tới 5,8 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh lợi ích kinh tế đáng kể, thu hút nhiều phụ nữ hơn tham gia thị trường lao động sẽ có tác động tích cực đến hạnh phúc của họ vì hầu hết phụ nữ muốn đi làm. "Việc một nửa số phụ nữ trên toàn thế giới đang ở ngoài lực lượng lao động, trong khi 58% trong số họ muốn đi làm công ăn lương, là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy đang có những thách thức đáng kể hạn chế khả năng và quyền tự do tham gia lao động của họ", Phó Tổng Giám đốc ILO phụ trách Chính sách, Deborah Greenfield cho biết.
Trên toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ rơi vào mức mức 6,2% vào năm 2017, chênh 0,7 % so với tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 5,5%. Năm 2018, cả hai tỷ lệ dự kiến sẽ vẫn không thay đổi và giữ nguyên khoảng cách, do đó, với xu thế hiện nay, sẽ không có sự cải thiện cho đến năm 2021. Trong số lao động nữ đang có việc làm trên toàn thế giới, gần 15% là lao động gia đình không được hưởng lương, trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ ở mức hơn 5%. Ở các nước đang phát triển, gần 36,6% phụ nữ so với 17,2% nam giới là lao động gia đình không được hưởng lương, nghĩa là khoảng cách giữa 2 giới lên tới 19%, mức cao nhất so với các nhóm nước khác.
"Chúng ta cần bắt đầu bằng cách thay đổi thái độ của mọi người đối với vai trò của phụ nữ trong thế giới việc làm và xã hội. Vẫn còn có quá nhiều thành phần của xã hội cho rằng việc một người phụ nữ làm công việc được trả lương là "không thể chấp nhận"," Steven Tobin, tác giả chính của báo cáo cho biết. Ví dụ, 20% nam giới và 14% phụ nữ cho rằng phụ nữ không thể đi làm việc ở bên ngoài nhà mình.
Trước những vấn đề đã nêu, ILO kêu gọi các biện pháp toàn diện để cải thiện bình đẳng trong điều kiện lao động và thay đổi định kiến về vai trò giới. Điều này bao gồm thúc đẩy việc trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc phân chia nghề nghiệp theo giới, công nhận, giảm bớt, phân chia lại các công việc nhà không được trả lương, và cải thiện các thiết chế nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối đối với phụ nữ và nam giới trong thế giới việc làm.
PHƯƠNG MINH

-
Cải cách tiền lương: Không đơn thuần là điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Ba đề án được Chính phủ giao các bộ liên quan khởi động soạn thảo, gồm: Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Sau khi Chính phủ hoàn thiện sẽ báo cáo Bộ Chính trị để trình ra Hội nghị Trung ương 7 khóa XII dự kiến diễn ra vào tháng 4/2018 để thảo luận, thông qua Nghị quyết về các nội dung này.
-
Thu thập thông tin cung, cầu lao động năm 2017 ở Gia Lai
Nhằm nắm bắt chính xác thông tin về số lao động thất nghiệp, tình trạng lao động, việc làm và những biến động để có cơ sở hoạch định chính sách phát triển việc làm và phát triển nhân lực phù hợp với thực tiễn, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 1993/KH-UBND về thu thập thông tin cung, cầu lao động năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
-
Mỗi năm cần đào tạo 25.000 lao động mới cho ngành du lịch
-
Giải quyết việc làm cho 1.566 người bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại miền Trung, nhưng tới nay nhờ thực hiện tốt Quyết định12/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 về đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo anh sinh xã hội cho người dân nên cuộc sống của người dân bắt đầu đi vào ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực.
-
Đề xuất thi tuyển công chức theo 2 vòng
-
Trà Vinh: Hỗ trợ việc làm cho người lao động
-
Vĩnh Tường: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch lao động
-
5 tháng: Lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,8%
-
Giữ nguyên Quyết định thu hồi giấy phép XKLĐ đối với 2 doanh nghiệp
-
Tiền Giang: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì và thực hiện công tác ATVSLĐ
-
Thanh Hóa: Bàn giao gần 22.000 sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
-
700 công nhân may đình công do chậm trả lương
-
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Kết nối giáo dục, đào tạo kỹ năng với các yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số
-
Xuất hiện cánh đồng dược liệu lớn ở vùng sinh thái miền Tây Nghệ An
-
Tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo kỹ năng nghề và an sinh xã hội trong kỷ nguyên số
-
Con trai nguyên Chủ tịch TP Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở KH&CN
-
Thủ tướng gặp mặt đoàn cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên
-
Thủ tướng: Minh bạch, công khai dự án BOT
-
Quảng Ngãi: Kỷ luật Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn về sai phạm đất đai
-
Dầu diesel rỉ ra theo mạch nước ngầm ở Hà Tĩnh
-
HAGL chiến thắng: Công Phượng mừng một, thầy Park vui mười...
-
Không phát triển chung cư cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố
-
Bí thư TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân chính thức vào cuộc vụ bán rẻ hơn 30ha đất công
-
Giám đốc Công an Đà Nẵng phủ nhận thông tin nhận biệt thự từ Vũ “nhôm”
-
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch tỉnh Hậu Giang