Quay lại Dân trí
Dân Sinh

10 khái niệm cấu thành nên giá trị của một người

Từng có người hỏi tôi, có bao nhiêu tiền mới được coi là tự do tài chính? Tôi muốn mượn lời của một người để giải thích thế nào là tự do tài chính, đó là “khi một người, không cần phải bán thời gian của mình cho những nhu cầu của cuộc sống, mà có thể sống một cuộc sống lý tưởng của mình".

Giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời, một trong những nhân tố quan trọng chính là một cuốn sách. Nếu bạn muốn nhanh chóng được tự do tài chính, 10 khái niệm trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn một phần nào đó. 

Câu nói này tới từ tác giả Li Xiaolai, chủ nhân của cuốn sách mang tên "Con đường đến với tự do tài chính". Khi đến với cuốn sách này là khi đó tôi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, khởi nghiệp thất bại, bị đoàn đội phản bội, mất hết tất cả tiền đã tích lũy suốt bao nhiêu năm. Thứ duy nhất còn lại là sự mơ hồ với cuộc đời, sự thất vọng với bản thân và một chút khát khao mỏng manh với hai chữ "thành công".

Tình cờ, một người bạn giới thiệu cho tôi cuốn sách này. Trong suốt 3 năm sau đó, tôi đã có những thay đổi rất lớn, cũng như dần dần lấy lại được cuộc sống trước khi thất bại.

10 khái niệm cấu thành nên giá trị quan của một người: Hểu được rồi, không cần đứng ở cổng gió, bạn vẫn có thể bay - Ảnh 1.

Cá nhân tôi cho rằng thứ thay đổi một người, cốt lõi nhất chính là tư duy của anh ta, khi tư duy thay đổi, hành động mới có sự thay đổi; hành động thay đổi rồi, kết quả mới thay đổi; kết quả thay đổi, vận mệnh mới thay đổi.

Tôi luôn nói với những người bạn cùng đọc sách với tôi rằng, trước khi muốn học một kĩ năng nào đó, hãy xây dựng một hệ thống kiến thức của riêng mình. Bởi lẽ hệ thống kiến thức là thứ quyết định tri thức của một người và cả giá trị quan của anh ta.

Kiến thức không đủ, đưa ra quyết sách sẽ xảy ra sai xót; giá trị quan có vấn đề, nhất định sẽ ảnh hưởng tới năng lực lựa chọn. Nếu khả năng đưa ra lựa chọn và quyết sách của bạn đều yếu, vậy thì thôi xong, dù bạn có nỗ lực tới đâu thì cuối cùng cũng chưa chắc đã cho ra được kết quả viên mãn.

Ví dụ, khi tôi đang ở giai đoạn cao của sự nghiệp, một người bạn có rủ tôi đầu tư vào một chương trình truyền hình. Lúc đó tôi cũng không tìm hiểu sâu, cứ mặc nhiên cho rằng làm truyền hình với báo chí là như nhau, nhưng thực tế thì hoàn toàn sai lầm. Kết quả là một dự án "hút đi" của tôi không biết bao nhiêu tiền.

Khi đến với cuốn sách "Con đường đến với tự do tài chính", tôi đã đọc được câu nói "học, học nữa, học mãi", trước khi muốn học bất cứ cái gì đó, phải học được phương pháp học tập rồi sau đó mới đào sâu vào nghiên cứu, có như vậy mới đạt được hiệu quả viên mãn dù chỉ bỏ ra nửa phần sức lực, đặc biệt là đối với những lĩnh vực mà mình vô cùng xa lạ.

10 khái niệm cấu thành nên giá trị quan của một người: Hểu được rồi, không cần đứng ở cổng gió, bạn vẫn có thể bay - Ảnh 2.

Dưới đây là 10 khái niệm cấu thành nên giá trị về cuộc đời mà tôi chọn lọc ra được từ cuốn sách "Con đường đến với tự do tài chính".

1. Khả năng tập trung, chú ý

Thứ bảo bối quý giá nhất mà một người sở hữu, không phải là tiền bạc, mà là khả năng tập trung, chú ý của anh ta; bạn chuyên tâm vào đâu, năng suất lao động sẽ sinh ra ở đấy.

2. Trả phí

Trả phí cho những thứ nên trả thì đó chính là một hình thức đổi lại lợi ích. Rất nhiều người vì tiết kiệm tiền nhưng lại tiêu tốn mất nhiều thời gian hơn. Thế gian này tiền bạc có rất nhiều, nhưng thời gian của bạn lại có hạn.

3. Xiềng xích cuộc đời

Theo đuổi cảm giác an toàn 100% sẽ trói bạn lại hiện tại của bạn mãi mãi. Chỉ khi từ bỏ một phần cảm giác an toàn, bạn mới có thể sinh trưởng thật mạnh mẽ.

4. Quý nhân

Phương pháp khoa học để gặp được quý nhân đó là trước tiên hãy tự biến mình thành một quý nhân, chứ không phải đem tất cả vận mệnh của mình đặt vào tay của quý nhân.

5. Vốn

Bạn rốt cuộc có bao nhiêu vốn, vốn ở đây không phải là tiền bạc hay vật chất, mà là cái vốn sơ khai nhất của con người, sức khỏe và thời gian.

6. Cạnh tranh đa chiều

Đây là chiến lược tốt nhất giúp bạn đi từ một người tầm thường trở thành một người xuất sắc, sau khi một kĩ năng nào đó đã đạt được 90%, thêm một kĩ năng mới sẽ giúp nâng khả năng cạnh tranh của bạn lên một tầm mới.

7. Năng lực nhận thức căn bản

Ý chỉ bạn có thể tư duy và biết được quá trình tư duy của mình, đồng thời có thể phán đoán cơ sở và kết quả của quá trình tư duy để đưa ra quyết định, thay vì đưa ra quyết định dựa trên cảm tính.

8. Kiên trì

Phần lớn những việc cần tới sự kiên trì, bạn đều sẽ phải trải qua nhiều lần thất bại, vấn đề là ở chỗ có quá nhiều người lựa chọn quay đầu giữa chừng, không chịu đựng được khó khăn, trong khi thành công, chỉ để dành chỗ cho những người kiên trì, dám làm dám chịu và dám đứng dậy.

9. Cái tốt của người khác

Trông thấy được điểm tốt của người khác, bạn mới có được tầm nhìn mới và sự rộng mở trong tư tưởng. Đáng sợ nhất là có những người luôn chỉ nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của người khác, lâu dần, những khuyết điểm ấy lại trở thành chính tính cách của anh ta!

10. Giá trị đúng đắn

Làm đúng việc luôn quan trọng hơn làm đúng một việc gì đó. Tương tự, thứ chúng ta nên quan tâm là giá trị chứ không phải là giá cả. Những người chú ý tới giá cả thường là những người bị ám ảnh về vẻ ngoài mà không thích đi sâu vào giá trị thực tế bên trong.

10 quan niệm trên đã góp một phần không nhỏ trong việc thay đổi không chỉ tư duy mà còn cả vận mệnh của tôi, hi vọng chúng cũng sẽ có ích đối với các bạn.