Quay lại Dân trí
Dân Sinh

11 trường hợp cấm dừng đỗ xe dù không có biển cấm đỗ

Theo điều 18, Luật Giao thông đường bộ, có 11 trường hợp cấm dừng đỗ xe dù không có biển cấm đỗ

1. Bên trái đường một chiều;

2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

3. Trên cầu, gầm cầu vượt;

4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;

7. Nơi dừng của xe buýt;

8. Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

9. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Cụ thể, tại điểm đ, khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Hành vi dừng đỗ xe tại vị trí: Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa", lái xe bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.

Ngoài ra, trong trường hợp lái xe dừng, đỗ xe tại điểm đón trả khách của xe buýt nhưng đỗ bên trái đường theo hướng lưu thông, đỗ song song với một xe khác đang dừng, đỗ hoặc đỗ xe gây ùn tắc giao thông thì còn bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng theo khoản 4, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đồng thời, tài xế còn bị tước GPLX từ 1-3 tháng theo điểm c, khoản 11 điều này.

Như vậy, chỉ một thoáng thiếu tinh tế khi dừng đỗ xe mà tài xế có thể nhận mức phạt rất nặng. Do vậy, cần chú ý quan và dừng đỗ xe một cách có ý thức để không ảnh hưởng đến mình và người khác.