Quay lại Dân trí
Dân Sinh

2 bảo vật quốc gia cực kỳ độc đáo thuộc văn hóa Óc Eo tại An Giang

Sáng 10/2, tại Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang), UBND tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê.

Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, minh chứng cho sự tồn tại của nền văn hóa Óc Eo, một trong 3 nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam (cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh). Đây là một di sản quý, đóng vai trò quan trọng trong khối di sản văn hóa của dân tộc, đủ cơ sở và điều kiện để trở thành Di sản văn hóa thế giới. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học của vùng ĐBSCL, Óc Eo - Ba Thê đã trở thành điểm du lịch (DL) văn hóa quan trọng của tỉnh và vùng.

Gần 80 năm qua, với sự nỗ lực của Chính phủ, tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn khoa học Trung ương và các địa phương, kết quả khai quật khảo cổ di tích Óc Eo - Ba Thê của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thu về hàng ngàn hiện vật có giá trị, trong đó tỉnh An Giang đã chọn lựa và đề nghị, được Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 bảo vật quốc gia (Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ thứ III-IV; nhẫn Nandin Giồng Cát, niên đại thế kỷ V).

Tham quan, tìm hiểu về Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật văn hóa Óc Eo. Ảnh: THANH HÙNG

Tham quan, tìm hiểu về Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật văn hóa Óc Eo. Ảnh: THANH HÙNG

Sáng 10/2, tại Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang), UBND tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê.

Phạm vi, quy mô và ranh giới quy hoạch có tổng diện tích quy hoạch là 433,2 ha, được xác định trong Hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt bao gồm: Khu vực sườn và chân núi Ba Thê (Khu A), có diện tích 143,9 ha; Khu vực cánh đồng Óc Eo (Khu B), có diện tích là 289,3 ha

Mục tiêu quy hoạch là bảo vệ các điểm di tích, di vật đã được phát lộ của di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê. Nghiên cứu, khảo sát, mở rộng phạm vi khảo cổ để hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ và bổ sung, làm rõ các giá trị liên quan đến di tích, nhất là trong mối liên hệ với các di tích, di chỉ khảo cổ học liên quan đến văn hóa, văn minh Óc Eo.

Một số hiện vật được trưng bày. Ảnh: TRÚC PHA

Một số hiện vật được trưng bày. Ảnh: TRÚC PHA

PGS.TS Đặng Văn Thắng (nguyên Giám đốc Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh, là một trong những chuyên gia ở Nam Bộ có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về nền văn hóa Óc Eo) sẽ chia sẻ về 2 quyển sách “Khảo cổ học đồng bằng sông Mekong” của Louis Malleret và quyển “Na Phật Na - Kinh đô đầu tiên và cuối cùng của Vương quốc Phù Nam” do ông làm chủ biên. Đây là những tài liệu quý giá, tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu về sau.

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê trở thành khu nghiên cứu khảo cổ học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, DL của huyện Thoại Sơn và An Giang. Đồng thời, kết nối các điểm quan trọng của tỉnh và vùng ĐBSCL để hình thành các sản phẩm DL đặc thù về lịch sử - văn hóa, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và DL chuyên đề khảo cổ học văn hóa Óc Eo.

Di chỉ văn hóa Óc Eo.

Di chỉ văn hóa Óc Eo.

Với những thành tựu sau 78 năm từ ngày ông Malleret phát hiện, khai quật khảo cổ nền văn hóa Óc Eo cùng những chiến lược và định hướng quy hoạch cụ thể trong thời gian qua và những năm sắp tới, kỳ vọng Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê sẽ ngày càng phát huy những giá trị văn hóa độc đáo, xứng đáng với sứ mệnh lịch sử, truyền trao nền văn minh cùng những giá trị tốt đẹp cho con cháu nhiều đời sau.