Quay lại Dân trí
Dân Sinh

73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn để tiếp cận nhãn hàng

Khi mua sắm online qua tin nhắn mạng xã hội trở thành thói quen của người người nhà nhà trong và sau đại dịch, Kinh doanh Hội thoại (Business Messaging) tiếp tục là xu hướng mang tới nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Việt. Khảo sát được Meta thực hiện gần đây cho thấy, 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn để tiếp cận nhãn hàng; hơn 70% doanh nghiệp đánh giá Kinh doanh Hội thoại là thiết yếu đối với với doanh nghiệp của họ.

Trước thềm sự kiện “The Future Of Messaging For Business Is Here (Tương lai của Kinh doanh Hội thoại) diễn ra vào ngày 3/8 sắp tới, Meta đã chia sẻ với các doanh nghiệp và nhãn hàng những nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng trước và sau đại dịch, cùng với đó là các hình thức ứng dụng Kinh doanh Hội thoại của các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau và những giải pháp về tin nhắn/ hội thoại mới của Meta giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Meta TFMBH_VN_KV

Theo kết quả nghiên cứu của Meta kết hợp với Boston Consulting Group (BCG) khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại Việt Nam, Úc, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan, 5 xu hướng sử dụng Kinh doanh Hội thoại chính của người tiêu dùng và doanh nghiệp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bao gồm: 

1. Kinh doanh Hội thoại tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch 

- Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Kinh doanh Hội thoại cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát: 73% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát sử dụng hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp; 

- 39% người được khảo sát cho biết họ tăng tần suất sử dụng hội thoại sau đại dịch Covid 19; 

- Ít nhất 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần;

- Kinh doanh Hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ;

2. Kinh doanh hội thoại giúp doanh nghiệp “mở khóa” nhiều cơ hội kinh doanh hơn và có vô số ứng dụng trong mọi ngành nghề 

- Hơn 70% doanh nghiệp được khảo sát nhìn nhận Kinh doanh Hội thoại vô cùng quan trọng với doanh nghiệp của họ;

- Kinh doanh Hội thoại hiện có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề;

- Finserv (Dịch vụ tài chính) đã trở thành 1 ngành tiềm năng trong khai thác hội thoại trong kinh doanh. 63% người tiêu dùng cho rằng họ cần phải chat với doanh nghiệp trước khi ra quyết định đăng ký sản phẩm tài chính.

3. Kinh doanh qua Hội thoại giờ đây được các doanh nghiệp lớn sử dụng rộng rãi hơn, không còn là kênh bán hàng phổ biến của doanh nghiệp nhỏ nữa: 3/4 doanh nghiệp lớn được khảo sát cho biết Kinh doanh Hội thoại đặc biệt quan trọng với mô hình kinh doanh của họ.

4. Kinh doanh Hội thoại là một phần thiết yếu của thương mại trực tuyến bền vững và trải nghiệm khách hàng: Các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đã và đang tìm ra nhiều cách hơn việc sử dụng tin nhắn để kết nối với khách hàng: trả lời những yêu cầu cơ bản, tạo khách hàng tiềm năng, tư vấn 1: 1, dịch vụ hậu mãi và nhận phản hồi, remarketing và thu thập dữ liệu về khách hàng. 

5. Meta giữ lợi thế lớn trong giải pháp Kinh doanh Hội thoại cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việt Nam có mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ liên quan đến Kinh doanh Hội thoại cao nhất trong số các quốc gia quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Ngoài các kết quả nghiên cứu, 3 tính năng mới được Meta ra mắt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng thu hút được nhiều sự chú ý, bao gồm: Hình thức hợp tác  thanh toán bằng ví điện tử (e-wallet) trên Messenger, Tin nhắn thông báo định kỳ (Recurring Notification) và Tính năng nhắn tin mua hàng trực tiếp trên Instagram (IG Direct). Sự kiện cũng là cơ hội để kết nối doanh nghiệp với hệ sinh thái của Meta từ sản phẩm đến đối tác, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh thông qua hình thức kinh doanh qua hội thoại.