Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Ấn Độ: Nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở vùng thủ đô Delhi

Chất lượng không khí ở vùng thủ đô Delhi của Ấn Độ đã xấu đi và ở mức cao. Ủy ban Quản lý chất lượng không khí Ấn Độ (CAQM) đã đưa ra yêu cầu khi chỉ số AQI ở mức "nghiêm trọng", cần thực hiện ngay mọi biện pháp để giảm mức độ ô nhiễm không khí, trong đó có cấm hoạt động phá dỡ và xây dựng, tiến hành phun nước và hút bụi đường phố.

Chất lượng không khí ở vùng thủ đô Delhi của Ấn Độ đã xấu đi và ở mức nghiêm trọng

Chất lượng không khí ở vùng thủ đô Delhi của Ấn Độ đã xấu đi và ở mức "nghiêm trọng"

New Delhi có khoảng 20 triệu dân và là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Mỗi mùa đông đến, thành phố lại bị bao phủ trong khói mù vì không khí lạnh, bụi xây dựng, khí thải xe cộ và khói do đốt rơm rạ ở các bang lân cận trước mùa vụ mới. Tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch ở Punjab và nhiều bang khác vẫn diễn ra bất chấp nỗ lực của các nhà chức trách thuyết phục người nông dân sử dụng các biện pháp khác. Theo Bộ trưởng Môi trường Bhupender Yadav, số vụ đốt rơm rạ ở bang Punjab tăng hơn 19% so với năm 2021.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, gần 80% các hộ gia đình sinh sống ở New Delhi và những vùng lân cận có người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo các báo cáo, nhiều người bị khó thở, trong đó người già và học sinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực đẩy mạnh nhiều biện pháp ngăn chặn và phòng, chống ô nhiễm nhưng tình trạng này vẫn tồn tại năm này qua năm khác.

Trước tình hình trên, cơ quan bảo vệ quyền trẻ em của Ấn Độ, Ủy ban Quốc gia bảo vệ quyền trẻ em đã khuyến nghị đóng cửa trường học cho đến khi không khí bớt ô nhiễm. Giới chức y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường hô hấp giảm thiểu thời gian ở ngoài trời cho đến khi chất lượng không khí được cải thiện.

Hồi giữa tháng 11, nhà chức trách Ấn Độ cũng đã phải yêu cầu đóng cửa các văn phòng ở New Delhi và nhiều thành phố lân cận, cho phép hàng triệu người làm việc tại nhà do ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet hồi năm 2020, năm 2019 tại Ấn Độ, khoảng 1,67 triệu người người tử vong vì ô nhiễm không khí, trong đó gần 17.500 người ở New Delhi.