Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Ăn liền 3 chiếc bánh Trung thu, người phụ nữ bệnh tiểu đường rơi vào hôn mê, suýt mất mạng

Dịp Tết Trung thu, ăn bánh Trung thu là điều nhiều người vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong loại bánh này rất cao, cơ địa một số người không thích hợp để ăn nhiều. Trường hợp của bà Chang (50 tuổi, Giang Tô, Trung Quốc) là một ví dụ.

Bà Chang năm nay đã ngoài 50 tuổi, bị bệnh tiểu đường hơn 7 năm, trong thời gian này, lượng đường trong máu của bà được kiểm soát tốt. Thế nhưng 2 ngày trước, bà Chang nhận được một hộp bánh trung thu được con gái gửi về tặng, bà ăn liền một hơi 3 chiếc bánh nhân hạt sen trứng muối.

Điều này khiến đường huyết của bà Chang tăng đột ngột, bất ngờ làm bà rơi vào hôn mê. Ngay lập tức, bà được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương kịp thời, may mắn đã qua cơn nguy kịch.

Ăn liền một lúc 3 chiếc bánh trung thu, người phụ nữ đang sẵn bệnh tiểu đường rơi vào hôn mê, suýt mất mạng - Ảnh 1.

Ăn liền 3 chiếc bánh trung thu, bà Chang rơi vào hôn mê vì đường huyết tăng đột ngột (Ảnh minh họa: Sina).

Thực tế, vỏ bánh trung thu được làm bằng bột mì nên chứa nhiều tinh bột, nhân bánh cũng sẽ được thêm mỡ lợn (dầu), đường, thịt, các loại hạt và các nguyên liệu khác nên bánh trung thu tuy thơm ngon nhưng lại là loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và tương đối nhiều dầu mỡ.

Với các vị khác nhau và cách sản xuất khác nhau, hàm lượng đường trong bánh cũng khác nhau nhưng đa số đều ở mức khoảng 35 - 50%. Trong đó, bánh nhân hạt sen trứng muối thường có hàm lượng đường cao nhất, trong chiếc bánh 200g loại này chứa khoảng 75g đường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 50g đường mỗi ngày, do đó, hãy nhớ đừng nên ăn nhiều bánh Trung thu. Đặc biệt đối với bệnh tiểu đường, bạn càng nên ăn ít hoặc không ăn bánh Trung thu.

Ăn liền một lúc 3 chiếc bánh trung thu, người phụ nữ đang sẵn bệnh tiểu đường rơi vào hôn mê, suýt mất mạng - Ảnh 2.

 Khi ăn bánh Trung thu cần chú ý điều gì?

- Bánh Trung thu là loại thực phẩm khó tiêu hóa nên những người tiêu hóa kém, người già, trẻ em, mắc bệnh đường tiêu hóa nên ăn ít. 

- Không nên ăn bánh Trung thu lúc đói hoặc buổi tối để tránh đầy bụng, khó tiêu. 

- Người bị viêm túi mật, sỏi túi mật nên ăn ít hoặc không ăn, bánh trung thu nhiều dầu mỡ dễ gây đau quặn mật hoặc viêm túi mật cấp tính. Ngoài bệnh nhân đái tháo đường, những người bị tăng mỡ máu, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, béo phì… cũng nên ăn ít hoặc không ăn để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh, nhất là hàm lượng chất béo của nhân sen, nhân hoa quả, dăm bông… trong bánh Trung thu càng cao.

Những người bị rối loạn nội tiết, tiết nhiều dầu và nổi mụn cũng nên ăn ít, bánh trung thu nhiều dầu mỡ thì nên ăn nhạt, ăn quá nhiều đồ dầu mỡ có thể làm tăng tiết dầu và gây mụn nghiêm trọng hơn.