Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bến Tre phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Giai đoạn 2020 - 2025, mỗi năm tỉnh phấn đấu đưa 2 ngàn người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc thực hiện mục tiêu này trên địa bàn tỉnh đang bị ngưng trệ do dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động (LĐ).

Thị trường lao động tiềm năng

Những năm qua tỉnh Bến Tre đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài, đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đời sống người dân và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành. Với tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực và “Đồng thuận - Sáng tạo” trong toàn ngành, sự quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và lãnh chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, do đó đã đạt được một số kết quả chủ yếu trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, góp phần phục hồi kinh tế - xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hầu hết các thị trường LĐ ngoài nước tạm dừng tiếp nhận NLĐ sang làm việc. Do đó, số lượng NLĐ tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ đã giảm đáng kể.

Năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hầu hết các thị trường LĐ ngoài nước tạm dừng tiếp nhận NLĐ sang làm việc.

Năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hầu hết các thị trường LĐ ngoài nước tạm dừng tiếp nhận NLĐ sang làm việc.

Theo ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, năm 2021, Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.310 lượt người (trong đó nữ 8.206 lượt người); tổ chức 41 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bến Tre vào thứ sáu hàng tuần, với mô hình cà-phê việc làm, 04 phiên tại các huyện và phiên trực tuyến kết nối 4 tỉnh. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm 20.020 lao động (trong đó nữ 7.590 người), đạt 100,1% KH năm (KH là 20.000 lao động), tăng 8,91% so với cùng kỳ (năm 2020 là 18.382 lao động).

 

Toàn tỉnh 1.273 lao động đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; có 1.083 lao động trúng tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (nữ là 351 người). Trong đó, Nhật Bản 1.035 người, Hàn Quốc 44 người và Đài Loan 02 người. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chỉ đưa được 255 người xuất cảnh, đạt 17% KH (KH là 1.500 lao động), giảm 47,5% so cùng kỳ.

Thông tin từ Sở LĐ-TB&XH, số lượng NLĐ đăng ký và trúng tuyển trên 1 ngàn người, cho thấy công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ trên địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng. Qua thu thập thông tin từ số LĐ đã xuất cảnh trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH nhận định: Mức thu nhập bình quân của NLĐ làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 25 - 30 triệu đồng/người/tháng. Sau khi đã trừ các khoản chi phí cho sinh hoạt thì NLĐ có thể tích lũy được từ khoảng 70 - 80% thu nhập để gửi về gia đình.

Theo ghi nhận của phóng viên, làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam đều tìm việc làm ngay để có thêm thu nhập. Một số trường hợp NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng LĐ về nước trở thành chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh như: bán thức ăn gia súc, sửa đồ điện, sửa chữa và mua bán điện thoại di động, cửa hàng cơ khí, cơ sở sản xuất thạch dừa. Đặc biệt, có 2 LĐ được thuê làm giám đốc điều hành tại doanh nghiệp của Nhật Bản về lĩnh vực công nghiệp, chế biến nhựa và gia công khuôn dập kim loại tại tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh.

Để đẩy mạnh công tác đưa NLĐ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ, theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 6-12-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Đi học nghề, về làm chủ, LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bắt đầu khởi nghiệp”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, việc ký kết ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh với các doanh nghiệp uy tín là rất cần thiết.

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, năm 2021, Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.310 lượt người.

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, năm 2021, Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.310 lượt người.

 Tại hội nghị triển khai thực hiện bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kết nối kỹ thuật, thương mại, đầu tư với phía đối tác Nhật Bản thông qua chương trình phái cử thanh niên tỉnh sang Nhật Bản trải nghiệm, học tập, làm việc và trở về phát triển quê hương, giai đoạn 2021 - 2030. Sở LĐ-TB&XH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh đoàn và Công ty TNHH ESUHAI, giai đoạn 2020 - 2030 (ký kết tháng 6-2020), mục tiêu là đào tạo và phát triển 1 ngàn LĐ quản lý cấp trung, 3 ngàn LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật lành nghề. Phấn đấu đạt 5% trong số 4 ngàn thanh niên Bến Tre từ Nhật Bản trở về để khởi nghiệp hoặc kết nối các dự án đầu tư, thương mại của Nhật Bản.

Theo đó, các đại biểu tỉnh, huyện, cùng lãnh đạo một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh, Trường Cao đẳng Bến Tre, Trường Cao đẳng Đồng Khởi, Trường Trung cấp Công nghệ Bến Tre được cung cấp thông tin chi tiết về: hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn ứng viên để tham gia chương trình ký kết của bản ghi nhớ hợp tác; hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi chương trình hợp tác; hoạt động kết nối hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, thành phố của Nhật Bản. 

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phạm Thanh Hùng cho rằng: “Các ngành, các cấp, các hội đoàn thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Công ty TNHH ESUHAI cần tập trung thực hiện quyết liệt công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ, nhất là các nội dung trong Bản ghi nhớ hợp tác để hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo ước đạt 7.690 người, đạt 69,9% kế hoạch năm, giảm 0,97% so cùng kỳ.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 14 cơ sở công lập và 10 cơ sở ngoài công lập, quy mô đào tạo bình quân khoảng 11.000 người/năm; thực hiện đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm, cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực ASEAN và cấp độ quốc tế. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh bằng nhiều hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin qua website, phần mềm tuyển sinh trên thiết bị di động, Facebook, Youtube, Google... bên cạnh đó, tổ chức giảng dạy trực tuyến trong tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bến Tre phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Bến Tre phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Theo ông Phạm Thanh Hùng, năm 2022, thực hiện chủ đề “Đồng thuận - Sáng tạo - Phát triển” theo Nghị quyết Tỉnh ủy; thực hiện tốt công tác giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững; “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng; giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trợ giúp có hiệu quả cho người nghèo, người yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để chăm lo an sinh xã hội.

Phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 đạt 64%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33,5%; Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 3,32%; Tỷ lệ giảm nghèo 1,5% theo Nghị quyết Tỉnh ủy;  Đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, kip thời các chế độ, chính sách theo quy định; Phấn đấu thực hiện 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đạt trên 95%.

Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre và các huyện trong tỉnh nhằm kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp.

Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre và các huyện trong tỉnh nhằm kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp.

Để đạt được những chỉ tiêu đặt ra, ông Phạm Thanh Hùng cho biết, Bến Tre tập trung một số giải pháp trọng tâm như: Tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLĐ, cải thiện quan hệ lao động:

Phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt nhu cầu của người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trở về địa phương của các tỉnh, thành phố để có kế hoạch đào tạo và chuyển đối nghề nghiệp, tạo việc làm mới phù hợp với người lao động khi không thể quay trở lại làm công việc củ như trước đây. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thông tin tuyên truyền về các thị trường lao động ngoài nước, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc để người lao động lựa chọn tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động bằng những hình thức phù hợp, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid 19; tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre và các huyện trong tỉnh nhằm kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm gắn với thị trường lao động.

Kiểm tra, giám sát công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, công tác huấn luyện và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; đào tạo các ngành trọng điểm, ngành phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là ngành phục vụ phát triển kinh tế biển; ứng dụng chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp; xây dựng Kế hoạch triển khai đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn; đào tạo gắn với giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, đưa sinh viên đến thực tập, thực hành tại doanh nghiệp, đào tạo nghề theo đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.