Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Biện pháp quan trọng phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Trước tình hình số ca bệnh sốt xuất huyết gia tăng, đặc biệt gia tăng số ca nặng và tử vong, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổng vệ sinh, triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh để phòng ngừa sốt xuất huyết.

Hiện nay số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng nhanh, dẫn đến gia tăng số ca nặng và tử vong, gây gánh nặng rất lớn cho công tác điều trị cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Thành phố. Để phòng chống dịch bệnh SXH, biện pháp quan trọng nhất là không cho muỗi truyền bệnh SXH (muỗi vằn) đẻ trứng, tức là phải tìm và triệt nơi muỗi vằn đẻ trứng. UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch số 2095/KH-UBND ngày 24/6/2022 về tổng vệ sinh, triệt nơi sinh sản của muỗi vằn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh SXH:

Hộ gia đình (nhà dân, nhà trọ, nơi kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi... trong phạm vi hộ gia đình): Tự thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần.

Các địa điểm có người quản lý (cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở tôn giáo, bệnh viện, bến xe, nghĩa trang, nhà hàng, khách sạn, công trình xây dựng...): Người quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần, phù hợp với lịch làm việc, hoạt động của đơn vị.

Hộ gia đình (nhà dân, nhà trọ, nơi kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi... trong phạm vi hộ gia đình): Tự thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 01 lần/tuần.

Hộ gia đình (nhà dân, nhà trọ, nơi kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi... trong phạm vi hộ gia đình): Tự thực hiện tổng vệ sinh ít nhất 01 lần/tuần.

 Các địa điểm không có người quản lý trực tiếp (các khu vực tập trung rác thải tự phát, các khu quy hoạch nhưng chưa triển khai thực hiện, bãi đất trống vắng chủ...): UBND phường, xã, thị trấn thực hiện ra quân tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tuần vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

Các biện pháp để triệt nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH được thực hiện trong đợt tổng vệ sinh bao gồm: Đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt của người dân: Đậy kín thùng, lu, chậu, hồ... trữ nước khi không sử dụng; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, đĩa lót chậu kiểng, ly nước cúng, chậu nước gia cầm...) hoặc thả cá bảy màu ăn loăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh...). Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt: Thu gom và loại bỏ ngay, hoặc nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng 1 tuần.

UBND, các sở, ban, ngành sẽ thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Theo đó, những cá nhân, tổ chức không thực hiện những biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH sẽ bị xử phạt theo quy định. Với quyết tâm kiềm chế sự gia tăng số ca mắc và tử vong do bệnh SXH, Thành phố kêu gọi mỗi người dân hãy truy tìm và triệt nơi sinh sản của muỗi bằng cách xử lý những vật chứa, khu vực đọng nước... là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh SXH hiệu quả.

Theo Bộ Y tế, khi mắc SXH và tự điều trị tại nhà, người bệnh lưu ý không được uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu đã uống các thuốc này, người bệnh cần tới bác sĩ để thăm khám. Người bệnh không cần thiết uống kháng sinh.