Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Chính phủ thấu hiểu, doanh nghiệp "nặng tình"

(Dân sinh) - Những ngày qua, Quốc hội thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), về việc có giảm giờ làm bình thường từ 48 giờ hiện nay xuống còn 40 hay 44 giờ?; hay tăng khung thỏa thuận làm thêm (trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên) từ 300 giờ đến 400 giờ đối với một số ngành nghề có tính chất thời vụ... "Cái "tình” của doanh nghiệp là muốn mang lại việc làm cho người dân và đóng góp vào sự phát triển quốc gia", Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

“Mệnh lệnh từ trái tim”

Mùa thu hoạch của nông sản, thủy sản thì chỉ rộ lên trong một vài tuần, thậm chí một vài ngày. Nếu doanh nghiệp không thu mua hết thì bà con nông dân chỉ còn cách đổ đi với bao mồ hôi nước mắt. Tiêu thụ hết nông sản cho bà con nông dân là mệnh lệnh của trái tim.

Trong ngành y tế, “cứu người bệnh hơn cứu hỏa”, khi dịch bệnh, thiên tai… người bệnh đổ dồn về các trung tâm y tế. Cứu sinh mệnh con người hay không dám vượt ra khỏi khung giờ làm thêm cứng nhắc? Rồi các hợp đồng quốc tế trong dệt may, giầy dép, điện tử… cũng có tính mùa vụ. Nếu đáp ứng yêu cầu về thời gian thì có đơn hàng, còn nếu không thì đành dâng cho người khác… 

Tại Văn bản số 561/CP-TL ngày 6/11/2019, Chính phủ đã có ý kiến về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ; đồng thời quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm bao gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ.

Tại Văn bản số 561/CP-TL ngày 6/11/2019, Chính phủ đã có ý kiến về một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ; đồng thời quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm bao gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, người lao động không có tiền lương, không được làm thêm để có thêm thu nhập trong khi cuộc sống còn vất vả trăm bề. Có ủng hộ người lao động hay không khi họ tự nguyện làm thêm giờ vì chính họ và vì gia đình họ?

Có việc để làm quanh năm suốt tháng và được làm thêm để có thêm thu nhập khi mùa vụ về là mong muốn của nhiều người lao động. Ở nhiều nước, quyền được làm thêm chỉ được dành cho những người công nhân ưu tú và cần cù. 

Báo cáo khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế đối với ngành dệt may ở Việt Nam năm 2019 đã cho thấy, 97% các hợp đồng làm thêm là có sự thỏa thuận tự nguyện của cả hai bên.

Nói đâu xa, ngay trong bộ máy nhà nước, “làm hết việc chứ không chỉ hết giờ” là văn hoá, ứng xử của cán bộ, công chức được Đảng, Nhà nước và nhân dân biểu dương, tôn vinh. Tôi biết rằng nhiều lãnh đạo cấp trung cao, và cả các chuyên viên hầu như không có ngày nghỉ, họ hi sinh nhiều cuộc sống cá nhân để cho dân, cho nước. 

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Chính phủ thấu hiểu, doanh nghiệp "nặng tình" - Ảnh 2.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng, việc giữ nguyên 48 giờ là phù hợp với nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia có trình độ tương tự Việt Nam, là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp đều quy định thời gian làm việc là 48 giờ. Với điều kiện nước ta hiện nay, việc áp dụng thời gian lao động như các nước xung quanh là phù hợp.

Chẳng ai đặt vấn đề và khuyến khích công chức chỉ nên cắp cặp đi làm 8 tiếng/ngày rồi cắp cặp về. Một tàu hàng cập cảng không thể đợi công chức hải quan nghỉ đủ, nghỉ đúng giờ luật định được. Không nền kinh tế nào có thể cạnh tranh được theo cách ấy.

Dù bất cứ ai cũng mong muốn nhưng một quốc gia đang nghèo thật khó có thể yên lòng thụ hưởng các phúc lợi xã hội cao như các nước Bắc Âu. "Làm việc chăm chỉ là một bí quyết giúp Nhật, Hàn, Singapore... phát triển mạnh mẽ, Việt Nam chúng ta cũng nên học hỏi tinh thần này", ông Vũ Tiến Lộc nói.

Vì sự phồn vinh của đất nước

Chính phủ trên cơ sở cân nhắc kỹ càng về lợi ích chung của nền kinh tế, lợi ích của doanh nghiệp và người lao động đã tha thiết đề xuất với Quốc hội phương án tăng khung thỏa thuận làm thêm thêm 100 giờ nữa so với pháp luật hiện hành. Đây là xuất phát từ yêu cầu cuộc sống rất nhân văn đó. 

Mức này vẫn còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của doanh nghiệp và các nước xung quanh có trình độ phát triển cao hơn, có năng suất lao động cao hơn và đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ta.

Theo quy định hiện nay, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần. Trong khu vực ASEAN, hầu hết các nước cũng đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ.

Theo quy định hiện nay, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần. Trong khu vực ASEAN hầu hết các nước cũng đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ. Thiết nghĩ, đó là phương án đề xuất đầy tinh thần trách nhiệm của một Chính phủ kiến tạo, vì dân. Các lập luận phản đối cũng như ủng hộ phương án này cần đi từ những câu chuyện thực tiễn và những tính toán khách quan ở tầm nền kinh tế quốc dân và lợi ích quốc gia dân tộc. 

“Trái tim nóng nhưng cái đầu phải lạnh”. Không nên quy chụp và cũng không nên đẩy vấn đề vốn rất cần thảo luận nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau thành đối kháng theo kiểu đấu tranh giai cấp. Và nếu chúng ta lên án các doanh nghiệp là bóc lột trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu thì ai còn chơi với chúng ta, ai sẽ yên tâm làm ăn với chúng ta... 

Vẫn biết rằng cũng còn có doanh nghiệp chưa chăm lo đầy đủ đến đời sống người lao động, nhưng đó là số ít và sớm muộn họ cũng sẽ bị đào thải. Nhà nước không thể vì một vài doanh nghiệp vi phạm bắt “một người đau bắt cả làng uống thuốc”.

Do đó, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, quyền có việc làm và quyền được làm thêm chính đáng của người lao động trong điều kiện cuộc sống còn khó khăn, khi đất nước chưa giàu. 

Đó cũng là cách tốt nhất để chúng ta góp phần đưa đất nước thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, trở nên giàu có.

Trong bối cảnh hiện nay, thay vì yêu cầu giảm giờ làm, hạn chế tăng giờ làm thêm thỏa thuận thì hãy tạo dư địa để các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện lao động, đổi mới công nghệ, đào tạo kỹ năng, nâng cao năng suất, tăng tiền lương và thu nhập cho người lao động. Đó là cách làm nhân văn “ích nước lợi dân”.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội:

Đề xuất của Chính phủ là vì sự phát triển chung

Ý kiến của Chính phủ quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm bao gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ là hợp lý. Tại phiên thảo luận tại Nghị trường nhiều Đại biểu cũng đề xuất vấn đề này.

Trên thực tế, đây là những lĩnh vực, ngành nghề có tính mùa vụ thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu và không làm thêm cả năm. Đây cũng là yêu cầu khách quan, cần thiết, thậm chí là yêu cầu bắt buộc cần cho xuất khẩu mà tác động tiếp theo chính là kích thích tăng trưởng.

Ngoài ra, đây là quan hệ tự nguyện, người sử dụng lao động cũng phải trả lương tương xứng và tạo cơ hội cho lao động nghỉ bù. Người lao động không nên hiểu theo nghĩa kéo dài thời gian lao động là tăng cường độ lao động, ảnh hưởng sức khoẻ người lao động.

Đặc biệt, quy định nới rộng giờ làm thêm với những trường hợp kể trên phải đảm bảo giám sát chặt chẽ. Quan trọng là đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.


Đại biểu Trương Minh Hoàng, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội (Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau):

Đảm bảo hài hoà lợi ích

Nhiều ngành nghề, lĩnh vực nếu không cho nới khung làm thêm giờ thì sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn, trong đó, đặc biệt là ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ các nông sản.

Ví dụ ngành mía đường, thời vụ thu hoạch cao điểm chỉ 3-4 tháng, thực tế đến mùa thu hoạch, thuê người cắt, chặt mía cũng không có người. Vậy, nếu áp trần giờ làm theo tuần, theo tháng, theo năm thì doanh nghiệp sẽ không đảm bảo sản xuất.

Hay tại Cà Mau có nghề sản xuất bánh pía, yêu cầu sản xuất loại sản phẩm này là phải làm ngay trong ngày, không thể giữ nông sản lâu, bởi muốn giữ lâu phải dùng tới chất bảo quản.

Không chỉ các ngành liên quan nông sản, thực tế một số ngành nghề như da giày, dệt may khi có đơn đặt hàng thì mới tăng giờ làm, đây là yêu cầu bắt buộc phục vụ cho sản xuất. Do đó, việc bị ép trần giờ làm có thể phát sinh hiện tượng lao động dịch chuyển.

Cụ thể, sẽ có hiện tượng người lao động ký hợp đồng 6 tháng với doanh nghiệp, mức trần 40 giờ/tháng, tức 240 giờ/năm. Sau đó, lao động dịch chuyển lao động sang doanh nghiệp khác và cũng ký hợp đồng 6 tháng. Như vậy, thực tế một lao động có thể làm thêm giờ đến 480 giờ/năm mà không kiểm soát được.

Do đó, thay vì ép trần, quy định thoáng khung giờ làm chung mức 400 giờ/năm sẽ đảm bảo hài hoà lợi ích của người lao động, đồng thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển.