Quay lại Dân trí
Dân Sinh

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử”

(Dân sinh) - Năm 2019 là 1 năm mà Bộ đã hoàn thành và hoàn thành rất tốt các chỉ tiêu mà các cấp có thẩm quyền giao, thành công trong xây dựng thể chế với trên 8 với đề án. Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn và thông qua Bộ luật Lao động. Đây là một dấu ấn rất lớn. Chúng ta đã tạo ra một tâm thế mới, một định hướng mới, quản lý mới trong phát triển thị trường lao động Việt Nam - Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã cho biết trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp đầu xuân.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cùng lãnh đạo Bộ trao đổi bên lề Hội nghị.

* Tại Hội nghị của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2019, Bộ trưởng đã yêu cầu phải chuyển đổi toàn diện và có những bước đột phá, tạo ra những nét mới. Khép lại năm 2019, xin Bộ trưởng cho biết, Ngành đã có những đột phá gì?

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời báo chí

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Ngay từ đầu năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  đưa ra phương châm hành động: Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả và bứt phá. Ngành Lao động - thương binh và Xã hội đã được đón nhận sự chỉ đạo rất toàn diện sâu sắc và thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Toàn ngành đã nỗ lực rất lớn và đã đạt, vượt căn bản các mục tiêu đề ra. Trong đó đặc biệt là 3 đột phá: Xây dựng thể chế đổi mới; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và từng bước hình thành thị trường lao động đồng bộ, hiện đại và lành mạnh.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Trần Thị Don - vợ liệt sĩ Phạm Ngọc Tuy tại phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Vấn đề thứ hai là quan tâm 2 nội dung cơ bản: Chăm lo cho người có công và chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã hoàn thành 196 trên 196 nhiệm vụ và không có nhiệm vụ quá hạn. Ngành cũng đã hoàn thành được 3 chỉ tiêu rất căn bản mà Quốc hội giao, đó là: Giảm nghèo; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhờ hoàn thành 3 chỉ tiêu này đã góp phần rất quan trọng cùng với cả nước là hoàn thành 12 chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội chung của cả nước năm 2019.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 4.

Buổi gặp mặt tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.

 * Bộ trưởng đã khẳng định là có nhiều bước tiến trong công tác lao động, người có công và xã hội năm 2019. Vậy những bước tiến đó là gì?

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trước hết phải khẳng định, năm 2019 là 1 năm rất thành công trong xây dựng thể chế với trên 8 với đề án. Đặc biệt là việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn và thông qua Bộ luật Lao động. Đây là một dấu ấn rất lớn. Chúng ta đã tạo ra một tâm thế mới, một định hướng mới, quản lý mới trong phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành tất cả các Đề án, Chương trình do Chính phủ đề ra. Về giảm nghèo, Việt Nam đã đạt thành tích tương đối tốt. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ giảm nghèo chỉ còn dưới 4% và đã giảm tỷ lệ hộ nghèo tương đương 1,35%. Nếu theo 3 tiêu chí mà Liên hợp quốc đánh giá thì tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chỉ còn 1,45% và quốc tế đánh giá đây là một thành công ngoạn mục của Việt Nam.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 5.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 72 thân nhân liệt sĩ các gia đình, đại diện cho 468 thân nhân liệt sĩ trong cả nước tại Vĩnh Long.

Cùng với đó, lĩnh vực người có công cũng tạo ra những đột phá rất mạnh mẽ. Hiện 95% hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở đã được thực hiện theo Quyết định 22 của Thủ tướng. Đồng thời, giải quyết xác nhận và công nhận trên 1.000 trường hợp liệt sĩ chủ yếu hy sinh thời kỳ chống Pháp. Cho đến nay, 22 tỉnh/thành phố đã hoàn thành căn bản việc xác nhận hồ sơ người có công. Từng bước số hóa hồ sơ người có công để áp dụng vào thực tiễn.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 6.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan triển lãm kỹ năng nghề trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.

Trên thị trường lao động đạt nhiều kết quả nổi bật. Trước hết, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có một bước đổi mới và nâng cao về chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, năm 2019 hoàn thành 107% chỉ tiêu kế hoạch đề ra về mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, chuyển mạnh sang hướng đặt hàng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo đầu ra, liên kết với doanh nghiệp. Chính vì thế, đã từng bước biến doanh nghiệp thành nhà trường thứ hai để cùng phối hợp. 

Việt Nam cũng đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với nước ngoài, đặc biệt là việc chuyển giao và công nhận bằng cấp trong 34 bộ giáo trình giữa Việt Nam và Australia, Cộng hòa Liên bang Đức. Trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ tổ chức Diễn đàn nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam để tạo ra một sự đột phá trong chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, để nâng cao năng suất lao động Việt Nam.

Số người có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm

Trong lĩnh vực việc làm, tỷ lệ thất nghiệp hiện chỉ ở mức 2,2% và có những Quý giảm xuống còn 1,98%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị cũng ở mức 3%.

Lĩnh vực đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài đạt tới 152.000 người. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Nhưng điều đáng quan tâm là thị trường mới, thị trường tiềm năng; những lĩnh vực ngành, nghề công việc thuận lợi và có thu nhập cao, đảm bảo để cho người lao động được bồi dưỡng kỹ năng, được nâng cao kiến thức, được nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương lao động đều được quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Những lĩnh vực khác cũng được đặc biệt quan tâm như: Bảo trợ xã hội; vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội được triển khai tương đối toàn diện; có thể thấy tổng quát chung là 1 năm mà Bộ đã hoàn thành và hoàn thành rất tốt các chỉ tiêu mà các cấp có thẩm quyền giao năm 2019.

Việt Nam tập trung thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề lao động, việc làm theo tiêu chuẩn, tiêu chí và các nguyên tắc của tổ chức lao động quốc tế ILO

* Một trong những dấu ấn quan trọng trong năm 2019 là việc Bộ luật Lao động sửa đổi trình Quốc hội được chính thức thông qua và có hiệu lực từ năm 2021. Thưa Bộ trưởng, điều này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Việt Nam đang càng hội nhập sâu rộng?  

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tại Hội nghị tổng kết Ngành năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá rất sâu sắc: "Việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử".

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 9.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình Quốc hội Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Trước hết, đây là một Bộ luật rất lớn có tác động sâu rộng đến hàng chục triệu người lao động và đến đời sống của hàng chục triệu người dân. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta tập trung xây dựng thể chế theo tinh thần Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để nâng cao mức độ thụ hưởng an sinh, quyền an sinh của người dân theo Hiến pháp. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam tập trung thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề lao động, việc làm theo tiêu chuẩn, tiêu chí và các nguyên tắc của tổ chức lao động quốc tế ILO cũng như các cam kết về Hiệp định thương mại đã ký kết.

Có thể nói rằng, Bộ luật Lao động thông qua là một quyết sách rất sáng suốt có tầm nhìn dài, có tính chất chiến lược của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là những vấn đề mở rộng đối tượng phạm vi điều chỉnh: Điều chỉnh tiền lương tối thiểu; chuyển mạnh sang thương lượng hay phát triển các tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp. Đặc biệt là vấn đề điều chỉnh nâng dần tuổi nghỉ hưu để thích ứng với các thách thức mới trong thời gian mới đã đặt ra. Chúng tôi cho rằng, khi Bộ luật Lao động ra đời và hình thành khi bắt đầu có hiệu lực sẽ làm thay đổi hai vấn đề rất quan trọng. Một là tiêu chuẩn lao động và hai là quan hệ lao động mà những vấn đề này không phải ngày một ngày hai chúng ta làm được. Tôi tin rằng, Bộ luật Lao động sẽ có một sức sống rất dài trong lịch sử xây dựng pháp luật lao động Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình nhân dịp đầu Xuân

* Vậy ngay từ năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch gì để từng bước triển khai đưa Bộ luật đi vào cuộc sống, thưa Bộ trưởng?

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng Bộ luật, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã phải chủ động xây dựng các dự thảo kèm theo. Và cho đến nay, chúng tôi đã trình với Chính phủ và Chính phủ đã ban hành kế hoạch để triển khai đồng bộ các giải pháp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công công việc với từng ngành, từng cấp để khắc phục được tình trạng Luật chờ Nghị định.  Đúng ngày mùng 1/1/2021, khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thì tất cả các Nghị định, Thông tư, Quyết định của Thủ tướng bao gồm: 14 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng, 8 Thông tư của Bộ trưởng sẽ đồng thời có hiệu lực từ mùng 1/1. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm điều này và phải thành công.

*Xin Bộ trưởng cho biết, năm 2020, Bộ đã có những chuẩn bị gì để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN?

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 11.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Trưởng ban Tổ chức ASEAN 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì phiên họp thứ nhất Trụ cột Cộng đồng Văn hóa – Xã hội, thảo luận về các hoạt động của Năm ASEAN Việt Nam 2020 và sáng kiến của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội.

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trước hết, với tư cách là Chủ tịch của cộng đồng Văn hóa - Xã hội của năm 2020, chúng tôi sẽ bám sát vào 5 nội dung ưu tiên mà Ủy ban Quốc gia về ASEAN cũng như là Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chỉ đạo. Trong đó, Bộ đã xây dựng một kế hoạch tổng thể. Trước hết là hoạt động của chính Bộ Lao động - Thương binh Xã hội; thứ hai là phát huy vai trò của 13 Bộ, Ngành trong khối Văn hóa - Xã hội. Với tinh thần đó, Bộ đã trình Thủ tướng xây dựng một kế hoạch hoạt động với 33 hoạt động cụ thể; trong đó có 17 hội nghị liên quan và trong 17 hội nghị này thì có 2 hội nghị cấp cao về văn hóa xã hội. Và 2 ưu tiên của chúng tôi là: Phát triển nguồn nhân lực lấy con người là mục tiêu, là động lực để tạo ra kết nối giữa các nước ASEAN, nhất là về văn hóa và con người. Thứ hai là tập trung chủ đề "Phát triển công tác xã hội để hướng tới là mọi người đều tham gia". Mọi người đều hưởng ứng và sống trong một thế giới thích ứng, hội nhập.

*Thưa Bộ trưởng, dịp Tết Nguyên đán 2020, các hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công được Bộ thực hiện thế nào?

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng đã có chủ trương và chỉ đạo cả nước, nhất là các địa phương chủ động chăm lo cái Tết Canh Tý đối với tất cả người dân nói chung và đặc biệt là đối với gia đình chính sách, người nghèo.

Với tình cảm, tấm lòng những nhà hảo tâm, chia sẻ cùng các gia đình có công, các hộ nghèo, các cháu bé niềm vui, sự sẻ chia nhân dịp đầu năm mới

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình với Chủ tịch nước quyết định chuyển quà của Chủ tịch nước đến các địa phương. Qua kiểm tra, tất cả các địa phương đã chuyển quà tới trực tiếp tay các gia đình người có công với cách mạng. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn các địa phương chủ động thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo.

Đối với những địa phương còn khó khăn về lương thực, Chính phủ cũng đã kịp thời cung ứng để đảm bảo không có gia đình nào, không có ai bị thiếu đói trong dịp Tết này. Được biết, hiện ngoài kinh phí cho Trung ương hỗ trợ, các địa phương đã sử dụng rất nhiều các nguồn kinh phí của ngân sách; tổ chức vận động ngày vì người nghèo lấy tiền hỗ trợ nhà ở, áo ấm, lương thực và hỗ trợ về kinh phí. Với phương châm đó, chúng tôi tin rằng sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau và không có ai là không có Tết.

Đối với công nhân xa nhà, hiện đang có chương trình "Tết ấm sum vầy"; tổ chức các chuyến xe hỗ trợ cho công nhân trẻ, gia đình công nhân khó khăn đã lâu năm không được về quê ăn Tết, nay được hỗ trợ để sum vầy trong dịp Tết này. Chúng tôi cũng tin rằng, với không khí thành công kết quả của năm 2019 với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, chắc chắn mọi người dân sẽ có một Tết Canh Tý thực sự đầm ấm, vui tươi và an lành.

*Xin Bộ trưởng cho biết, những năm tới đây, công tác giảm nghèo bền vững với những hộ nghèo, hộ chính sách bảo trợ xã hội không có điều kiện và khả năng thoát nghèo thì sẽ được triển khai như thế nào? 

- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Kết quả giảm nghèo bền vững của Việt Nam đã đạt được nhiều thanh tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn đặt ra nhiều thách thức. Cuộc chiến đấu giảm nghèo không phải ngày một ngày hai mà phải xác định là ngày càng khó hơn. Nói như thế không có nghĩa là khó mà chúng ta lùi mà phải giữ tư tưởng là phải làm tốt hơn nữa. Chỉ có giảm nghèo bền vững thì chỉ số phát triển con người mới được đề cao và hệ số Gini (khoảng cách chênh lệch) mới giảm đi và khi đó mới giải quyết được câu chuyện phát triển toàn diện, bao trùm không ai bị bỏ lại phía sau. Với phương châm đó, chắc chắn năm 2020, chúng ta phải có tư duy mới về công cuộc giảm nghèo.

Đó là xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 - 2025 trên cơ sở vừa tiếp cận những kinh nghiệm, thành công của nhiệm kỳ 2016 - 2020 bao gồm: Thu nhập, các tiêu chí thiếu hụt như vệ sinh nước sạch, thông tin, giáo dục nhưng đồng thời phải có 3 vấn đề căn bản để thay đổi. Trước hết, đối với vùng lõi nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải xây dựng một Chương trình mục tiêu quốc gia. Đó là Chương trình thứ ba, đồng thời với Chương trình mục tiêu quốc Giảm nghèo bền vững và Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Thứ hai là tách các khu vực và những người có khả năng thoát nghèo thì chuyển mạnh sang hỗ trợ có điều kiện, cung cấp điều kiện nhưng không bao cấp và cũng không cho không, nhưng tạo cơ chế tốt nhất để vùng đó, người đó thoát nghèo.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 14.

Câu chuyện của cụ bà Đỗ Thị Mơ viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Hiện ta có rất nhiều tấm gương xin thoát nghèo, có những cụ già 80 - 90 tuổi chủ động viết đơn xin thoát nghèo. Đối với những người không có khả năng thoát nghèo, hay nói cách khác là do hoàn cảnh, sức khỏe, tật nguyền thì phải phân loại và chuyển sang đối tượng bảo trợ xã hội. Nhưng không có nghĩa là khi chuyển những đối tượng này sang bảo trợ xã hội thì lại không quan tâm, chỉ để hưởng chính sách bảo trợ xã hội mà phải để họ được tiếp tục thụ hưởng những chính sách có thể bổ trợ cao hơn mức bình thường và vẫn phải khuyến khích để họ không ỷ lại. Với tinh thần đó, chúng tôi tin rằng chắc chắn năm 2020 sẽ là 1 năm khởi phát của chương trình giảm nghèo và tiến tới có một Chương trình mục tiêu là tiêu chí giảm nghèo sẽ cao hơn, kể cả địa phương, con người cụ thể, kể cả đối tượng, vùng miền; chắc chắn làm tốt về giảm nghèo sẽ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới và nâng cao cải thiện đời sống nhân dân.

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 15.

Giai đoạn 2016 - 2020 người nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, sự nghiệp giảm nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

* Trong năm 2020, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp để nâng chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, thưa Bộ trưởng?

 - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Phải nói rằng, hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các nước thời gian qua đã có bước chuyển biến căn bản. Nếu trước đây, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lo việc làm thu nhập. Đến nay, ngoài tiêu chí việc làm, thu nhập còn lo chất lượng nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài, đầu ra chăm lo cho người lao động như thế nào? Công việc trước khi đi được đào tạo thế nào? Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động ra sao… 

“Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử” - Ảnh 16.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi cùng phóng viên nhân ngày đầu năm mới.

Thời gian qua, giảm dần tỷ lệ phụ thuộc, tức là đi chỉ vì việc làm, vì thu nhập. 50% người lao động hiện nay đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu có yêu cầu cao hơn. Vì vậy, tôi đã làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước và các ngành. Thời gian tới có 4 địa bàn tập trung và tiềm năng, Bộ sẽ làm việc cụ thể với Sứ quán và cơ quan, nghiệp đoàn các nước cũng như các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam để: Thứ nhất, chúng ta chỉ lựa chọn những địa bàn tiềm năng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và ở đó người lao động được đào tạo về kỹ năng, nâng cao về chuyên môn, ngoại ngữ thì mới được ưu tiên. Thứ hai là lựa chọn những địa bàn mà chiều hướng phát triển tốt, ưu tiên khu vực châu Âu; Nhật Bản và một số quốc gia như cụ thể như Đức, Rumani, Séc và tiến tới có thể Hungari. Thứ ba là phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để tập trung cao cho người lao động đào tạo đầy đủ kỹ năng trước khi đi và làm sao để người lao động khi sang nước ngoài lao động hợp pháp, có đầy đủ các chế độ chính sách; nhưng sau 3 năm, họ quay trở về thì phục vụ đất nước với một tâm thế, kỹ năng lao động, ý thức tổ chức kỷ luật và nguồn vốn nhất định để khởi nghiệp trong nước.