Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu

Nhằm góp phần giảm giá xăng, dầu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Bộ Tài chính đã đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với xăng dầu nhằm góp phần giảm giá mặt hàng này, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng từ 20% xuống còn 12%.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.

Cùng với giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 và giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất thêm các giải pháp về thuế để góp phần giảm giá xăng dầu.

Gần đây nhất, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022. Theo đó giảm từ 700 - 1.000 đồng/lít xăng, dầu tùy loại.

Bộ Tài chính ước tính, trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu NSNN (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 7.000 tỷ đồng. Nếu tính cả phần ước giảm thu NSNN theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu NSNN bình quân một tháng ước khoảng 4.061 tỷ đồng/tháng và cả năm là khoảng 20.305 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu xăng và nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu mặt hàng này, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng từ 20% xuống còn 12%.

Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN xuống còn 12% đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN.