Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bước ngoặt trong quan hệ giữa Washington với Iraq và Iraq

Vụ giết hại ông Soleimani nhiều khả năng sẽ mở ra một bước ngoặt trong quan hệ giữa Washington với Iraq và Iraq, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế của Mỹ ở Trung Đông.

Bước ngoặt trong quan hệ giữa Washington với Iraq và Iraq - Ảnh 1.

Người biểu tình Iraq mang theo chân dung Tướng Qassem Soleimani trong cuộc biểu tình ở Tehran ngày 11/12/2017. Ảnh: AFP/Getty Images (nguồn TTXVN)

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, đêm 2/1, Lầu Năm Góc thông báo Mỹ đã tiêu diệt Thiếu tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), trong một cuộc không kích tại sân bay Baghdad Iraq ‘theo lệnh Tổng thống Donald Trump".

Vụ tấn công cũng sát hại thủ lĩnh của Kataib Hezbollah, một lực lượng dân quân ủy nhiệm của Iran tại Iraq từng nhiều lần tấn công mục tiêu Mỹ và mới đây nã rocket vào căn cứ Mỹ ở Iraq. Vụ việc dẫn đến những phản ứng đáp trả của Mỹ khiến 25 người chết ở cả Iraq và Syria.

Vụ giết hại ông Soleimani nhiều khả năng sẽ mở ra một bước ngoặt trong quan hệ giữa Washington với Iraq và Iraq, ảnh hưởng đáng kể đến vị thế của Mỹ ở Trung Đông. Bước lùi có thể rất lớn, và phần lớn phụ thuộc vào việc Mỹ đã chuẩn bị ra sao trước những phản ứng của Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ ở Trung Đông.

Dựa trên thực tế những gì chính quyền Tổng thống Trump đã làm ở khu vực, thì có nhiều lý do để lo ngại.

Tầm ảnh hưởng của Tướng Soleimani là rất lớn. Để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, Tehran thường hoạt động thông qua các nhóm dân quân và các tổ chức ủy nhiệm khác để thúc đẩy lợi ích của họ ở nước ngoài. IRGC chính là lực lượng dẫn đầu trong nhiều hoạt động như vậy. Ở Iraq và các quốc gia khác, nơi Iran đóng cả vai trò quân sự lẫn chính trị như Yemen, Liban, Syria, Afghanistan hay Palestine, IRGC thường là lực lượng chi phối chính sách ngoại giao của Iran, hoặc ít nhất là có tiếng nói rất quan trọng.

Hồi tháng 4/2019, chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành một bước đi bất thường là chính thức liệt IRGC vào danh sách các tổ chức khủng bố, bất chấp đây là một thành phần của Nhà nước Iran.

Ông Soleimani là kiến trúc sư của nhiều vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất ở Iran. Lực lượng Quds do ông lãnh đạo, với khoảng 10.000-20.000 tay súng, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, vũ trang, tổ chức và hỗ trợ cho một loạt các nhóm vũ trang thân Iran ở Trung Đông. Khi Mỹ đụng độ với các lực lượng thân Iran ở Iraq, Quds giúp họ trở nên nguy hiểm hơn, như cung cấp các loại thuốc nổ tinh vi xuyên thủng xe bọc thép Mỹ, giết hại gần 200 công dân Mỹ.

Là chỉ huy của Lực lượng Quds từ năm 1998, ông Soleimani đã xây dựng một mạng lưới quyền lực ở Iran và nhiều tổ chức ủy nhiệm của IRGC. Ông là một biểu tượng cho sức mạnh, uy tín và tầm ảnh hưởng của Tehran. Theo giới quan sát, vị tướng này thậm chí nằm trong nhóm ít người quyền lực nhất của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Trước cái chết của Tướng Soleimani, Iran đã tuyên bố sẽ trả thù, và với tầm với của Lực lượng Quds, họ sẽ có nhiều mục tiêu để tấn công Mỹ, thông tin trên Thông Tấn Xã Việt Nam.

Bước ngoặt trong quan hệ giữa Washington với Iraq và Iraq - Ảnh 2.

Tại Tehran, hàng nghìn người biểu tình đã tràn ra đường để phản đối Mỹ, coi hành động của Mỹ là một “tội ác”. Ảnh: AFP (nguồn ĐCSVN)

Liên quan, theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Iraq đã lên án vụ Mỹ không kích sát hại tướng Iran. Theo đó, ngày 3/1, Chủ tịch Quốc hội Iraq Mohammed al Halbousi đã lên án vụ không kích của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế thủ đô Baghdad (Iraq) khiến ông Abu Mahdi al-Muhandis, Phó Chỉ huy Lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ở Iraq thiệt mạng là một sự "vi phạm chủ quyền" và "vi phạm các thỏa thuận quốc tế".

Ông Halbousi kêu gọi Chính phủ Iraq có hành động bảo đảm an ninh, hợp pháp mang tính chính trị để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự. "Irag cần phải tránh trở thành một chiến trường hay một phía trong bất kỳ cuộc xung đột ở khu vực hoặc quốc tế nào", ông cho hay.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Mohammed al Halbousi cũng gửi lời chia buồn sâu sắc với Iran về cái chết của Thiếu tướng Qassem Soleimani, Chỉ huy lữ đoàn đặc nhiệm al-Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), người cũng thiệt mạng trong vụ không kích nêu trên.

Cũng trong ngày 3/1, Lầu Năm Góc đã xác nhận vụ không kích nhằm vào sân bay quốc tế thủ đô Baghdad là do Mỹ tiến hành. Trong một tuyên bố, Lầu Năm Góc nêu rõ "cuộc không kích nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai và bảo vệ cho người Mỹ ở nước ngoài" và chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra chỉ thị về vụ tấn công này.

Trong một thông điệp, Thủ tướng Iraq Adil Abdul Mahdi cũng gay gắt lên án cuộc tấn công gây sốc của Mỹ, gọi đây là "sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Iraq" và là một sự xúc phạm đến chân giá trị của đất nước ông.

Ông Adil Abdul Mahdi nhấn mạnh, Washington đã vi phạm các điều khoản mà theo đó quân Mỹ được phép ở lại Iraq để đào tạo binh sĩ nước chủ nhà và chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông bày tỏ lo ngại vụ việc có thể làm leo thang bạo lực và dẫn đến "một cuộc chiến tàn khốc ở Iraq" rồi tràn ra toàn khu vực. Thủ tướng Iraq cho biết thêm, chính phủ của ông đã kêu gọi quốc hội triệu tập một phiên họp khẩn cấp để bàn bạc phản ứng thích hợp.

Sau vụ không kích xảy ra, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng sau cái chết của Thiếu tướng Qassem Soleimani. "Iran chưa bao giờ thắng một cuộc chiến tranh, nhưng chưa bao giờ thua một cuộc đàm phán", Tổng thống Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter ngày 3/1.

"Tướng Qassem Soleimani đã giết hại hoặc khiến hàng nghìn người Mỹ bị thương nặng trong một khoảng thời gian kéo dài, và âm mưu giết hại thêm nhiều người nữa… Ông ta trực tiếp và gián tiếp chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người, bao gồm số lượng lớn người biểu tình bị giết hại ngay tại Iran", Tổng thống Trump cho hay.