Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cách nhận biết, phòng tránh ngộ độc thực phẩm

(Dân sinh) - Ngộ độc thực phẩm là tình trạng tổn thương hoặc gây tử vong do ăn, uống phải độc chất có trong thức ăn. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Trong đó, thường gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn và hóa chất có trong thức ăn.

Sử dụng thớt và đĩa riêng khi chế biến đồ sống và đựng thức ăn chín để tránh nhiễm khuẩn.

Sử dụng thớt và đĩa riêng khi chế biến đồ sống và đựng thức ăn chín để tránh nhiễm khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng tổn thương hoặc gây tử vong do ăn, uống phải độc chất có trong thức ăn. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Trong đó, thường gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn và hóa chất có trong thức ăn.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngộ độc do vi khuẩn thường chiếm tỷ lệ cao hơn, điều này cho thấy thực phẩm không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường ủ bệnh của vi khuẩn. Các loại thực phẩm giàu đạm dễ gặp như: Thịt, cá, trứng, sữa… sẽ có nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh. Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp như khuẩn Salmonella, E.coli, tụ cầu, Escherichiacoli… sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người ăn phải.

Đối với tình trạng ngộ độc thực phẩm do hóa chất sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi ăn phải thức ăn chứa nhiều hàn the, formol, thuốc bảo vệ thực vật,… người bệnh sẽ mắc các bệnh mạn tính, thậm chí gây ung thư, biến đổi gen.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, chế biến và chọn lựa thực phẩm. Không nên mua thực phẩm chưa qua kiểm dịch. Tránh chọn rau, củ dập nát, thịt, hải sản ôi, thiu có mùi khác lạ. Khi chế biến cần phải sạch sẽ, không nên để thực phẩm sống và chín gần nhau trong tủ lạnh. Tuyệt đối không ăn những thức ăn lạ, thực phẩm hết hạn sử dụng, giữ sạch bát, đĩa, nồi đựng thức ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đậy kỹ thức ăn, tránh ruồi, gián, chuột...; tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.