Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cần những thay đổi thiết thực để bảo vệ sức khỏe của người lao động khi làm việc từ xa

Phân tích mới của ILO và WHO đưa ra những khuyến nghị giúp mô hình kết hợp làm việc trực tiếp và làm việc từ xa an toàn và hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe của người lao động khi làm việc từ xa.

Ảnh minh họa ILO

Ảnh minh họa ILO

Báo cáo kỹ thuật tóm tắt mới về làm việc từ xa an toàn và lành mạnh do hai tổ chức của Liên Hợp Quốc đồng xuất bản đã nêu rõ những lợi ích và nguy cơ về sức khỏe khi làm việc từ xa và những thay đổi cần thiết để tạo điều kiện chuyển dịch sang những phương thức làm việc từ xa khác nhau trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và công cuộc chuyển đổi số của công việc.

Báo cáo cho biết, trong số những lợi ích mà làm việc từ xa mang lại phải kể đến cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cơ hội làm việc với thời giờ linh hoạt và cơ hội hoạt động thể chất, giảm lượng người và xe tham gia giao thông và thời giờ di chuyển từ nơi ở đến chỗ làm và ngược lại và giảm ô nhiễm không khí – tất cả những yếu tố này có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần và đời sống xã hội. Làm việc từ xa cũng có thể mang lại năng suất cao hơn và giảm chi phí vận hành cho nhiều doanh nghiệp.

“Trong gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát, rõ ràng là làm việc từ xa có thể dễ dàng mang lại lợi ích về sức khỏe mà cũng có thể mang lại tác động nghiêm trọng."Tiến sỹ Maria Neira, Giám đốc Ban Môi trường,  Biến đổi Khí hậu và Sức khỏe của WHO đánh giá !

Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo rằng nếu công tác lập kế hoạch, tổ chức và hỗ trợ sức khỏe và an toàn không được thực hiện một cách đúng đắn, phương thức làm việc từ xa có thể gây tác hại lớn đối với sức khỏe thể chất, tâm thần và đời sống xã hội của người lao động. Làm việc từ xa có thể gây nên tình trạng cô lập, kiệt sức, trầm cảm, bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến cơ xương và những chấn thương khác, mỏi mắt, gia tăng tình trạng hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn, ngồi lâu và nhìn màn hình trong thời gian dài và tăng cân không lành mạnh.

Báo cáo đề ra vai trò mà các chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc cần đảm nhận trong việc thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe và an toàn khi làm việc từ xa.

“Đại dịch đã dẫn đến việc gia tăng phương thức làm việc từ xa, khiến bản chất công việc thay đổi hẳn một cách đột ngột đối với nhiều người lao động,” Tiến sỹ Maria Neira, Giám đốc Ban Môi trường, Biến đổi Khí hậu và Sức khỏe của WHO, cho biết. “Trong gần hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát, rõ ràng là làm việc từ xa có thể dễ dàng mang lại lợi ích về sức khỏe mà cũng có thể mang lại tác động nghiêm trọng. Quả lắc nghiêng sang hướng nào hoàn toàn phụ thuộc vào việc các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động có cùng phối hợp với nhau hay không và liệu có các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp linh hoạt và sáng tạo để đưa ra các chính sách và thực hành có lợi cho cả người lao động và công việc hay không.”

Bà Vera Paquete-Perdigão, Vụ trưởng Vụ Quản trị và Ba bên của ILO cho biết:“Nay khi chúng ta chuyển từ “trạng thái chờ đợi” sang trạng thái bình thường mới, chúng ta có cơ hội áp dụng những chính sách hỗ trợ, thực hành và chuẩn tắc mới nhằm đảm bảo hàng triệu người lao động làm việc từ xa có công việc lành mạnh, vui vẻ, hiệu quả và thỏa đáng."

“Làm việc từ xa và đặc biệt là mô hình làm việc kết hợp (giữa làm việc từ xa và trực tiếp) vẫn sẽ tiếp tục duy trì và có khả năng sẽ phổ biến hơn sau đại dịch do cả các công ty và các cá nhân đều đã nhận thấy tính khả thi và lợi ích mà phương thức này mang lại,” bà Vera Paquete-Perdigão, Vụ trưởng Vụ Quản trị và Ba bên của ILO, nhận định. “Nay khi chúng ta chuyển từ “trạng thái chờ đợi” sang trạng thái bình thường mới, chúng ta có cơ hội áp dụng những chính sách hỗ trợ, thực hành và chuẩn tắc mới nhằm đảm bảo hàng triệu người lao động làm việc từ xa có công việc lành mạnh, vui vẻ, hiệu quả và thỏa đáng.”

Báo cáo nêu rõ người sử dụng lao động cần triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo người lao động được trang bị đầy đủ thiết bị để hoàn thành nhiệm vụ công việc, cung cấp thông tin, hướng dẫn phù hợp và tổ chức tập huấn để giảm thiểu tác động đối với sức khỏe tâm lý và tâm thần khi làm việc từ xa; tổ chức đào tạo về quản lý rủi ro hiệu quả, lãnh đạo từ xa và tăng cường sức khỏe tại nơi làm việc cho các cán bộ quản lý; và quy định “quyền được ngắt kết nối” và số ngày nghỉ đầy đủ. Cần triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp để hỗ trợ về công thái học, sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho lao động làm việc từ xa bằng cách sử dụng các công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa kỹ thuật số.

Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị thiết thực để việc tổ chức làm việc từ xa có thể đáp ứng nhu cầu của cả người lao động và các tổ chức. Điều này bao gồm việc thảo luận và xây dựng kế hoạch làm việc từ xa cho từng cá nhân và xác định các ưu tiên; làm rõ các mốc thời gian và kết quả dự kiến; thống nhất sử dụng một hệ thống chung để thông tin về khả năng làm việc và đảm bảo các nhà quản lý và đồng nghiệp tôn trọng hệ thống này.

Các doanh nghiệp có nhân viên làm việc từ xa cần xây dựng các chương trình làm việc từ xa đặc biệt, kết hợp các biện pháp quản lý công việc và hiệu suất công việc với việc sử dụng các công nghệ thông tin liên lạc và trang thiết bị đầy đủ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp để hỗ trợ sức khỏe tổng quát, công thái học và hỗ trợ tâm lý.