Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cần Thơ thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội đúng quy định, công khai, minh bạch

(Dân sinh) - Sáng ngày 17/3, Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chi trả chính sách Người có công và Bảo trợ xã hội qua bưu điện năm 2022. Theo đó, các khoản trợ cấp được chi trả đúng quy định, công khai, minh bạch.

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ cho biết, từ năm 2016, giữa 02 Ngành LĐ-TB&XH và Bưu điện thành phố Cần Thơ đã phối hợp thực hiện chi trả qua hệ thống Bưu điện các cấp đối với đối tượng Bảo trợ xã hội. Đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá hiệu quả chi trả qua Bưu điện, Ngành LĐ-TB&XH tham mưu UBND thành phố mở rộng thêm đối tượng Người có công với cách mạng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH, sự chấp thuận của UBND TP; Sở LĐ-TB&XH phối hợp Bưu điện thành phố triển khai tổ chức chi trả chính sách Người có công với cách mạng và Bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua Bưu điện các cấp.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Theo bà Mai, việc tổ chức chi trả các chính sách an sinh xã hội (người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội) qua Bưu điện trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trong đó những nét nổi bật là các khoản trợ cấp được chi trả đúng quy định, công khai, minh bạch về thực hiện chính sách chi trả; lịch chi trả được thực hiện trong thời gian cố định hàng tháng; có thông báo đến từng người thụ hưởng; chi trả đúng thời gian, đúng người hưởng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do Phòng LĐ-TB&XH quận, huyện cung cấp. Việc thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội qua hệ thống bưu điện đã góp phần loại bỏ rủi ro quản lý tiền mặt, giảm được khối lượng công việc cho công chức LĐ-TB&XH các xã, phường, thị trấn,... từ đó có nhiều thời gian hơn để tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác chuyên môn được giao.

Trong năm 2022, Bưu điện Cần Thơ thực hiện việc chi trả trợ cấp xã hội cho hơn 459.336 lượt đối tượng với số tiền hơn 257.721.000.000đ đạt tỷ lệ 97,3%. Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 68.445 lượt đối tượng Người có công với cách mạng, tổng kinh phí 116,644 triệu đồng và đã chi trả thành công cho 67.365 lượt đối tượng với số tiền 114,896 triệu đồng đạt tỷ lệ 98,4%.     

Đại biểu tham dự hội nghị.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Với mạng lưới rộng lớn được Nhà nước đầu tư, hiện nay, Bưu điện thành phố Cần Thơ là đơn vị duy nhất có khả năng tổ chức mạng lưới chi trả gần dân, đáp ứng nhu cầu của người hưởng trong việc lĩnh tiền, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Sở LĐ-TB&XH về địa điểm phục vụ các chế độ an sinh xã hội cho người dân. Đến thời điểm hiện nay, hàng tháng, Bưu điện tổ chức 93 điểm chi trả trên 83 xã/phường để phục vụ công tác lĩnh tiền của người hưởng, đảm bảo nguyên tắc mỗi một xã phường có ít nhất 01 điểm chi. Các điểm chi trả của Bưu điện đều đáp ứng các yêu cầu của Sở LĐ-TB&XH về cơ sở vật chất: khang trang, sạch sẽ, gọn gàng, diện tích đủ rộng, dễ nhận biết, vị trí thuận tiện cho việc đi lại của người hưởng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, có quạt mát, ghế ngồi, nước uống, báo đọc phục vụ người hưởng. Thời gian chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội trên toàn thành phố thực hiện tùy theo từng địa bàn, cơ bản các địa bàn tổ chức chi trả trong khoảng thời gian từ ngày 10-15 hàng tháng, một số xã, phường chi trả vào khoảng từ ngày 15 đến 25 hàng tháng.

Ngoài việc chi trả tại các điểm, đối với  những đối tượng người hưởng già yếu, không có khả năng đi lại, không có người nhận thay để ủy quyền, Bưu điện đã thực hiện chi trả tại nhà, không thu phí từ người hưởng. Đội ngũ nhân viên của Bưu điện vốn có lợi thế nắm vững địa bàn, nên dễ dàng nắm bắt được địa chỉ người hưởng để phục vụ tại nhà. Thực tế, nhiều trường hợp người hưởng ốm đau, nằm viện, hàng tháng, khi thực hiện chi trả, Bưu điện kết hợp cả việc thăm hỏi, chăm sóc, tạo sự gắn kết giữa đơn vị chi trả và người hưởng, làm cho người hưởng quý mến, càng thêm tin tưởng vào các chế độ chính sách của Nhà nước.

Với mạng lưới rộng lớn được Nhà nước đầu tư, hiện nay, Bưu điện thành phố Cần Thơ là đơn vị duy nhất có khả năng tổ chức mạng lưới chi trả gần dân, đáp ứng nhu cầu của người hưởng trong việc lĩnh tiền, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Sở LĐ-TB&XH về địa điểm phục vụ các chế độ an sinh xã hội cho người dân.

Với mạng lưới rộng lớn được Nhà nước đầu tư, hiện nay, Bưu điện thành phố Cần Thơ là đơn vị duy nhất có khả năng tổ chức mạng lưới chi trả gần dân, đáp ứng nhu cầu của người hưởng trong việc lĩnh tiền, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn của Sở LĐ-TB&XH về địa điểm phục vụ các chế độ an sinh xã hội cho người dân.

Để triển khai tốt hơn nữa trong công tác chi trả các chính sách an sinh xã hội,  bà Trần Thị Xuân Mai đề nghị các đơn vị tham gia công tác chi trả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các đại biểu tham dự Hội nghị quan tâm một số nội dung để tập trung thảo luận, cụ thê: Đánh giá kết quả, mặt mạnh, mặt hạn chế trong phối hợp thực hiện chi trả qua Bưu điện trong thời gian qua.

100 % người được hưởng trợ cấp từ các chính sách an sinh xã hội đều phải được chi trả không dùng tiền mặt ngay trong năm 2023, mà không xét đến đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng người, đặc thù của từng đối tượng, thực tế từng địa phương, chưa thể áp dụng ngay việc chi trả không dùng tiền mặt cùng lúc cho toàn bộ các nhóm đối tượng. Nhận định các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH.  Xác định nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,...) để đảm bảo chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung, từng quận, huyện nói riêng.  Hình thức, nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn chính sách chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến từng người dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng ở những xã xa trung tâm thành phố, trang bị cây ATM, mạng Wifi để thực hiện các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

 Bưu điện nếu được thành phố lựa chọn là Tổ chức dịch vụ chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt, cần chủ động đảm bảo các điều kiện như: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kết nối hệ thống với Bộ LĐ-TB&XH và các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo công tác chi trả từ tài khoản thuận tiện, dễ dàng, an toàn, minh bạch và bao phủ đến tận cấp xã; hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp Ngành LĐ-TB&XH tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân thực hiện chủ trương chi trả không dùng tiền mặt và phối hợp với các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân; đồng thời tổ chức các biện pháp chi trả phù hợp với các đối tượng có hoàn cảnh đặc thù, đặc biệt khó khăn; bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và chi trả chính sách an sinh xã hội.