Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cẩn trọng khi giao dịch trên mạng

(Dân sinh) - Đây là câu chuyện điển hình cho việc mua hàng online qua mạng xã hội, qua những video livestream quảng cáo, nhưng không phải là duy nhất. Thời công nghệ, khi thương mại điện tử và các hình thức buôn bán trên mạng xã hội bùng phát, các hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Không thể phủ nhận, hiện mua bán qua mạng mang lại nhiều lợi ích. Giao dịch mua bán qua mạng đang ngày càng phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn trong bối cảnh dịch như hiện nay. Ham rẻ, cả tin, nhiều khách hàng đã bị các shop bán hàng online trên Facebook lừa mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Cẩn trọng giao dịch trên mạng - Ảnh 1.

Anh minh họa.

Tiện lợi cũng phát sinh nhiều hệ lụy. Tình trạng "treo đầu dê bán thịt chó", buôn bán không có tâm đang đầy rẫy trên mạng. Không nhưng mua phải hàng giả, nhiều người tiêu dùng còn mua phải thuốc giả, thực phẩm giả.

Trong khi đó, các vụ buôn bán hàng giả càng phổ biến. Mới tuần trước, ngành chức năng Bà Rịa - Vũng Tàu vừa bắt một kho hàng 300m2 với cả trăm ngàn sản phẩm là hàng giả các thương hiệu nổi tiếng. Cửa hàng này có cả phòng riêng với nhiều nhân viên chuyên livestream bán trên mạng.

Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cũng từng phát hiện một kho hàng 10.000 m2, chuyên bán bằng hình thức livestream qua Facebook. Tổng giao dịch ước tính đến 600 tỷ đồng, doanh thu hàng tháng lên tới 10 tỷ đồng, nhưng theo cơ quan công an, cơ bản đều là hàng giả, hàng lậu.

Buôn bán hàng giả trên mạng bị xử lý thế nào?

Pháp luật quy định rõ, hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn nữa có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Nghị định số 185 năm 2013 của Chính phủ nêu rõ: với cá nhân, mức xử phạt từ 500.000 - 50 triệu đồng; đối với hành vi buôn bán hàng giả, tùy số lượng; với tổ chức, mức phạt gấp đôi.

Trường hợp vi phạm nhiều lần, bán hàng giả trị giá từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính trên 50 triệu đồng có thể bị truy tố theo điều 192 của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu người tiêu dùng chứng minh được hành vi lừa đảo, thì các chủ shop còn có thể bị xử lý tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với các mức hình phạt cao hơn nhiều.