Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chế độ ăn khi bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Một số loại quả, hạt có thể giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ, đồng thời giúp cải thiện chức năng não, trí nhớ và sự tập trung. Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện trí nhớ bằng cách thường xuyên bổ sung các vi chất từ những trái cây bổ dưỡng.

Những loại quả mọng như dâu tây rất tốt cho trí não.

Những loại quả mọng như dâu tây rất tốt cho trí não.

Các loại quả mọng

Những loại quả mọng như dâu tây, anh đào, việt quất... rất tốt cho trí não. Màu sắc càng đậm thì quả càng có nhiều dinh dưỡng.

Các loại quả mọng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là vitamin C, có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Các nghiên cứu đã cho thấy, trí nhớ được cải thiện nhờ chất chống oxy hóa có trong những loại quả này. Chúng giúp cải thiện sự giao tiếp giữa các tế bào não; tăng độ dẻo dai, giúp tế bào não hình thành các kết nối mới, thúc đẩy khả năng học tập và trí nhớ; giảm hoặc trì hoãn các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến tuổi tác và suy giảm nhận thức.

“Siêu thực phẩm” táo, chuối

Táo và chuối là hai loại quả thông dụng, nhiều chất bổ dưỡng. Táo là một loại "siêu thực phẩm" có nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp trí óc luôn hoạt động tốt cả ngày.

Chuối là loại quả thông dụng, nhiều chất bổ dưỡng.

Chuối là loại quả thông dụng, nhiều chất bổ dưỡng.

Với trẻ nhỏ, ăn táo mỗi ngày giúp cải thiện chức năng não; với người lớn, ăn táo sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Chuối cũng là thực phẩm tốt cho não bởi chúng giàu kali và magiê. Chuối cung cấp năng lượng cho não và giúp não bộ nhạy bén, tăng khả năng chú ý và học hỏi.

Các loại hạt có lợi cho trí não

Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, hạt lanh, hạt chia; dầu đậu nành, hướng dương và dầu hạt cải cung cấp nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Hạt đậu phộng (hạt lạc) cung cấp nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Hạt đậu phộng (hạt lạc) cung cấp nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Những chất béo lành mạnh này nên có trong thực đơn để giúp não và hệ thần kinh phát triển bình thường.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.

Đau bụng: Thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng.

Rối loạn tiêu hoá: Phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều, ăn xong muốn đi vệ sinh ngay, cảm giác đi ngoài không hết…

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Khi ăn các thức ăn không phù hợp ngay lập tức sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi óc ách, muốn đi vệ sinh. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.