Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM: Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm

Thời gian qua, TP.HCM luôn tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm. Đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.

Theo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM, hiện nay, tệ nạn mại dâm nơi công cộng trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng trở lại do các địa phương đã hết thực hiện giãn cách xã hội để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; các hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, cà phê vườn, cà phê “chòi”, karaoke, massage… manh nha hoạt động trở lại. Loại hình mại dâm có xu hướng dịch chuyển, biến tướng sang nhiều hình thức như: “Sugar baby-Sugar daddy”, “con nuôi”… lợi dụng không gian mạng để hoạt động, trong đó nổi lên hiện nay là tình trạng các đối tượng sử dụng nhóm kín, diễn đàn kín để hoạt động mại dâm. Quản trị (Admin) của nhóm là những đối tượng môi giới mại dâm chuyên nghiệp hoặc vừa làm môi giới, vừa bán dâm, một Admin có thể lập và điều hành nhiều nhóm kín khác nhau.

Người môi giới, người bán dâm và người mua dâm có thể tham gia nhiều nhóm kín khác nhau để câu móc, trao đổi, đăng hình ảnh tiếp thị, thỏa thuận đến các địa điểm thực hiện các hành vi mua bán dâm như: biệt thự, căn hộ chung cư, trên tàu biển, tàu du lịch; theo các hoạt động: tour du lịch, thể thao… thậm chí ra nước ngoài để hoạt động mại dâm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM chủ động phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong Nhân dân.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM chủ động phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong Nhân dân.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 10.495 cơ sở kinh doanh dịch vụ (gồm: 6.407 cơ sở lưu trú; 1.361 nhà hàng karaoke và cơ sở massage; 151 vũ trường, bar, beer club, công ty giải trí biến tướng thành bar; 2.576 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác) với 15.085 nhân viên, tiếp viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Tại các khu vực công cộng, hiện nay trên địa bàn Thành phố còn 15 điểm, tụ điểm, tuyến đường thuộc 16 phường, xã và có khoảng 70 đối tượng nghi vấn hoạt động mại dâm đứng đường hoặc dùng xe gắn máy chạy theo chèo kéo khách mua dâm làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

 

Truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm

Thực hiện công tác tuyên truyền với phương châm “phòng ngừa là chính”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM chủ động phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong Nhân dân gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã xây dựng và phát hành 205.609 bản tin, tài liệu, tờ rơi, tờ bướm; tổ chức 3.379 buổi tuyên truyền (tuyên truyền trực tiếp và trên group Zalo của các khu phố, tổ dân phố) thu hút 128.607 lượt người tham dự.

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền vận động chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở và thực hiện việc ký bản cam kết với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn không để tệ nạn mại dâm và các hành vi khiêu dâm, kích dục xảy ra tại cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biến động lớn về thành lập mới cũng như ngưng hoạt động nên Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đã tiến hành rà soát và vận động các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ký kết lại bản cam kết. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã vận động 4.348/10.495 cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện ký bản cam kết (chiếm tỷ lệ 41,42%).

Tuyên truyền tại các trường học (ảnh: minh họa).

Tuyên truyền tại các trường học (ảnh: minh họa).

UBND TPHCM cũng xác định mục tiêu cụ thể như: 100% phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng, ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên; Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; 70% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.lực gia đình.

Thanh tra, kiểm tra và đấu tranh triệt xóa tệ nạn mại dâm

Trong 6 tháng đầu năm, các Đoàn, Đội, Tổ Kiểm tra Liên ngành Văn hóa - Xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra 2.540 lượt cơ sở, phát hiện 442 cơ sở vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội (trong đó 05 cơ sở vi phạm liên quan đến mại dâm và khiêu dâm, kích dục, chiếm tỷ lệ 1,13%). Kết quả đã xử phạt 442 cơ sở vi phạm pháp luật với tổng số tiền phạt là 7.992.700.000 đồng.

Trong kỳ, các cơ quan chức năng đã phối hợp với Công an các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, tổ chức 244 lượt truy quét mại dâm nơi công cộng phát hiện 07 trường hợp bán dâm; triệt phá 24 vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát hiện 112 người vi phạm, gồm: 48 người mua dâm; 51 người bán dâm (có 01 người dưới 18 tuổi); 13 chủ chứa, môi giới mại dâm. Xử lý vi phạm hành chính 98 người và lập hồ sơ xử lý hình sự 13 đối tượng về hành vi chứa mại dâm theo quy định pháp luật.

Công tác phối hợp phòng ngừa vi phạm và tội phạm về tệ nạn mại dâm được các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương triển khai, thực hiện một cách đồng bộ. Lực lượng công an các cấp đã phối hợp tốt với các ban, ngành có liên quan trong việc truy quét, khám phá các vụ vi phạm, phạm tội về mại dâm, đồng thời tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án mại dâm, đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án mại dâm.

Can thiệp giảm tác hại xây dựng các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm

TP.HCM tiếp tục duy trì mô hình thí điểm tại địa chỉ 143/7 đường Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8 về “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm” và “Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, cơ sở trợ giúp xã hội”.

UBND TPHCM cũng xác định mục tiêu cụ thể như: 100% phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng, ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên.

UBND TPHCM cũng xác định mục tiêu cụ thể như: 100% phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng, ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua,  các Câu lạc bộ chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang sinh hoạt gián tiếp bằng cách cung cấp số điện thoại của Ban Chủ nhiệm và các thành viên nòng cốt của Câu lạc bộ trên trang Facebook và nhóm Zalo của Câu lạc bộ cho các chị em có nhu cầu cần hỗ trợ liên hệ. Qua kênh Zalo của Câu lạc bộ, các thành viên nòng cốt đã vận động các Mạnh thường quân hỗ trợ khẩn cấp nhu yếu phẩm cho 06 trường hợp bị nhiễm Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần quà trị giá 300.000đ (gồm: gạo, mì gói, dầu ăn, đường, nước tương, nước mắm...); hỗ trợ giới thiệu 01 trường hợp làm tạp vụ.

Với chương trình truyền thông, can thiệp giảm hại cho nhóm người bán dâm. Trong 6 tháng đầu năm, các nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, các tổ chức dựa vào cộng đồng...của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã tiếp cận 12.654 lượt người bán dâm, tiếp viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, phân phát 378.120 bao cao su; xét nghiệm sàng lọc không chuyên cho 7.124 trường hợp; tư vấn xét nghiệm HIV cho 476 trường hợp (trong đó có 12 trường hợp có kết quả dương tính với HIV và đã được kết nối điều trị bằng thuốc kháng Virus ARV); chương trình cũng đã tư vấn, kết nối cho 254 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).