Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chia sẻ kinh nghiệm đưa di sản đến với công chúng

(Dân sinh) - Phát huy di sản là chức năng quan trọng của các cơ quan lưu trữ, bảo tàng, di tích. Tình trạng để di sản “ngủ quên” vẫn còn khá phổ biến trong đời sống văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm sáng về phát huy di sản thông qua các cuộc trưng bày, triển lãm, đưa di sản đến gần hơn với công chúng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản.

Nhận thức được vấn đề quan trọng này, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) tổ chức một chuỗi tọa đàm để các đơn vị lưu trữ, bảo tàng và di tích cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình thông qua những điểm sáng trong một số cuộc trưng bày, triển lãm, hoạt động trình diễn, ở đó đã thể hiện cách tiếp cận mới, nhiều ý tưởng, nội dung mới và cũng có nhiều giải pháp trưng bày mới.

z4150385986115_25265a194c05bc163d5a79c6916728b7

Cuộc tọa đàm mở đầu với chủ đề “Kinh nghiệm tổ chức các trưng bày, triển lãm của các Trung tâm lưu trữ quốc gia” vừa được tổ chức tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình). Tham dự tọa đàm là các nhà quản lý, nhà khoa học và những người quan tâm đến việc đổi mới phát huy di sản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia (TTLTQG I và III), Bảo tàng (Hòa Bình, Trà Vinh, Nam Định, Thanh Hóa, Đặc công, Địa chất, Văn hóa Mường…), Di tích (Hỏa Lò, Văn Miếu Quốc Tử Giám).

Xoay quanh 2 tham luận về chủ đề trên của TTLTQG I (Để di sản luôn hồi sinh) và TTLTQG III (Kinh nghiệm tổ chức trưng bày - Góc nhìn từ triển lãm Hội nghị Paris: Cuộc đàm phán lịch sử), các cử tọa tham dự đã gợi mở nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Làm sao để phát huy tối đa 3 trụ cột cho trưng bày là khoa học, công nghệ và nghệ thuật; các đơn vị quản lý di sản như bảo tàng, lưu trữ và di tích cần phối hợp với nhau như thế nào để di sản được phát huy tốt nhất; đánh giá hiệu quả của trưng bày, triển lãm như thế nào; phối hợp giữa nội dung trưng bày và thiết kế thi công ra sao; vai trò của truyền thông trong phát huy di sản; những điểm sáng về phát huy giá trị di sản trong cộng đồng cần được ghi nhận, vinh danh và lan tỏa ra sao…Tất cả đã được thảo luận sôi nổi, bổ ích và thú vị.

z4150385978436_434d3a1190545a981e23b95d325c5149

PGS, TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của MEDDOM, người chủ trì tọa đàm nói: “Chúng tôi hy vọng chuỗi tọa đàm sẽ là một không gian học thuật, là dịp để người làm công tác bảo tàng, quản lý di tích và lưu trữ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau xây dựng những ý tưởng mới, cách làm mới trong công tác trưng bày, giáo dục phát huy giá trị di sản lưu trữ, nâng cao vị thế vai trò của các cơ quan lưu trữ, bảo tàng và quản lý di tích trong xã hội phát triển, góp phần phát triển ngành lưu trữ bảo tàng ở Việt Nam”.

Một không gian học thuật về phát huy di sản đã được mở ra. Thành công hơn cả mong đợi từ cuộc tọa đàm đầu tiên này đã cho thấy hi vọng của MEDDOM - đơn vị tổ chức chuỗi tọa đàm, là hoàn toàn có cơ sở.