Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chuẩn bị mâm cúng tất niên cần những gì? Cúng ngày, giờ nào đẹp?

Tất niên là lễ cúng không thể thiếu vào ngày 30 Tết, là ngày để con cháu sum quầy bên nhau, làm mâm cơm để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vậy mâm cúng tất niên cần những gì?

Tất niên là lễ cúng không thể thiếu vào ngày 30 Tết, là ngày để con cháu sum quầy bên nhau, làm mâm cơm để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vậy mâm cúng tất niên cần những gì? Cúng tất niên ngày nào đẹp nhất? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

Lễ cúng tất niên là gì?

Tất niên hay lễ cúng tất niên chính là một nghi thức dùng để tóm tắt lại những diễn biến công việc trong vòng 1 năm qua và chuẩn bị qua 1 năm hoàn toàn mới.

Lễ cúng tất niên cũng là một trong những nghi thức Tết được diễn ra vào những ngày cuối năm và thông thường sẽ diễn ra vào chiều 30 Tết. Khi đó tất cả các thành viên trong gia đình sẽ sum họp lại với nhau để cùng ăn bữa cơm tất niên và tất nhiên chủ nhà sẽ có thể mời thêm bạn bè hay người thân đến dự bữa cơm tất niên thân mật này.

Mâm cúng tất niên cần những gì? Cúng ngày nào đẹp? - Ảnh 1.

Mâm cúng tất niên cần những gì?

Mâm cúng tất niên thì sẽ thường chuẩn bị cả 2 mâm cỗ, một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không đủ điều kiện thì có thể gộp chung 2 mâm cúng này lại cũng được.

Tất nhiên thì một mâm cỗ tất niên thì gia chủ sẽ phải chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn nhất có thể, và tuỳ thuộc vào từng vùng miền mà thực đơn ở trên mâm cúng tất niên sẽ khác nhau.

Và nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Ngoài những món ở trên thì ở trong mâm cúng tất niên bạn cũng cần phải chuẩn bị một ít hoa tươi, trái cây tươi và một ít vàng mỗ.

Mâm cỗ tất niên sẽ được đặt ở một chiếc bàn con ở bên dưới bàn thờ chính và mâm ngũ quả với hoa tươi sẽ được đặt ở trên bàn thờ, và tuyệt đối không nên đặt trước chính giữa bát hương mà bạn nên đặt chúng ở 2 bên bàn thờ.

Khi bạn trưng bày mâm ngũ quả thì bạn cần lưu ý rằng, bạn nên lựa chọn những trái cây thông dụng, sử dụng được và đẹp mắt. Tuyệt đối không được sử dụng các dòng hoa giả hay trái cây giả.

Nếu như bạn ở miền Bắc thì bạn cũng có thể sử dụng chuối hay dưa hấu (có màu xanh), bưởi hay phật thủ, cam, quýt, hồng hoặc táo tây (có màu đỏ)…

Nếu như bạn ở miền Nam thì bạn sẽ có nhiều sự lụa chọn hơn, nhưng với người dân miền Nam thì cần tránh bày những quả dưới đây ở trong mâm ngũ quả: không nên bày chuối bởi sẽ làm ăn không nên, Táo thì sẽ làm ăn khó khăn, thất bại còn Quýt hoặc cam thì quýt làm mà cam chịu.

Tóm lại, ở trong mâm cúng tất niên ở ba miền sẽ có những món sau đây:

Mâm cúng tất niên miền Nam

Thịt heo kho rượu với trứng, bánh tét, cháo gà được xé phay, cà ri gà ăn với bún, cá lóc cuốn với bánh tráng chấm nước mắm, tôm khô, lạp xưởng, dưa muối, rau củ xào, canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo quay, bánh hỏi, giò chả

Mâm cúng tất niên miền Trung

Xôi, gà luộc, giò nạc, nem, miến xào thập cẩm, rau luộc hoặc rau xào, dưa hành, thịt đông, thịt bò kho mật mía, củ kiệu được ngâm mắm, thịt bò rim mật, cá lóc kho mặn, ngào, chè.

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Dưa hành muối, đĩa nộm, nem rán, giò xào, giò lụa, gà luộc, thịt đông, bánh chưng, xôi, bát mọc, miến nấu lòng gà, bát móng giò hầm măng lưỡi lợn.

Mâm cúng tất niên cần những gì? Cúng ngày nào đẹp? - Ảnh 2.

Cúng tất niên ngày nào đẹp nhất?

Vào năm 2019 thì lễ cúng tất niên sẽ được diễn ra vào ngày 29 và ngày 30 Chạp năm Canh Tý, có nghĩa sẽ vào ngày 23/1/2020 và 24/1/2020.

Ngoài ra thì trong những năm gần đây sẽ có nhiều công ty, gia đình hiện đại sẽ cúng tất niên sớm hơn, sẽ không nhất định phải cúng vào đúng ngày cuối năm. Bởi theo các chuyên gia về phong thuỷ thì việc này sẽ không phạm, và miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ cũng như khấn vái là được.