Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Môn Giáo dục thể chất phát triển hài hòa thể chất và tinh thần

(Dân sinh) - Bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục sẽ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; đặc biệt, môn Giáo dục thể chất (hay còn gọi là Thể dục) lần đầu tiên có sách giáo khoa được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Môn Giáo dục thể chất phát triển hài hòa thể chất và tinh thần - Ảnh 1.

Chương trình môn giáo dục thể chất được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh.

Theo đó, chương trình môn giáo dục thể chất được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực vận động ở học sinh.

Chương trình môn giáo dục thể chất sẽ mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Môn Giáo dục thể chất phát triển hài hòa thể chất và tinh thần - Ảnh 2.

Chương trình môn giáo dục thể chất sẽ mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực.

Cùng đó, môn giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục thể chất mới đặt ra những mục tiêu chung như: Phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh; giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Học sinh có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, văn hóa, cần cù, sáng tạo.