Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Công trình Kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm do BUSACO thi công đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi Sáng tạo sáng chế quốc tế iCAN 2022

Tại cuộc thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 7 - iCAN 2022 diễn ra từ 26/6 đến 28/8, cả 6 công trình/sản phẩm của Công ty cổ phần Khoa học, công nghệ Việt Nam (BUSADCO) do Quỹ Hỗ trợ sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam (Vifotec) gửi đi dự thi đều đạt giải cao ở các hạng mục khác nhau. Đáng lưu ý, công trình Kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) do Busadco thi công năm 2020 là 1 trong 4 công trình, sản phẩm của đơn vị này đã đoạt Huy chương vàng.

Được biết, Busadco vừa là đơn vị chủ sở hữu vừa là tác giả của các công trình đạt giải. Toàn bộ giải thưởng của Busadco đã được tổ chức iCAN gửi từ Hàn Quốc tới trụ sở Công ty- số 6 đường 3/2 phường 8 TP Vũng Tàu.

Được biết, Busadco vừa là đơn vị chủ sở hữu vừa là tác giả của các công trình đạt giải. Toàn bộ giải thưởng của Busadco đã được tổ chức iCAN gửi từ Hàn Quốc tới trụ sở Công ty- số 6 đường 3/2 phường 8 TP Vũng Tàu.

Theo đó, các giải thưởng BUSADCO đạt được gồm: Huy chương vàng thuộc về 4 công trình/sản phẩm (Công trình kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; công trình: Kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội; sản phẩm Hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới và hố ga ngăn mùi hợp khối; sản phẩm Kênh, mương bê tông cốt thép và bê tông cốt sợi đúc sẵn thành mỏng BUSADCO: Huy chương bạc thuộc về 2 công trình: Cụm tời máy nạo vét hệ thống cống ngầm thoát nước đô thị; nhà bê tông cốt phi kim lắp ghép siêu nhẹ BUSADCO.

Công trình kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Công trình kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Empty

Ngoài ra, 4 công trình/sản phẩm đoạt Huy chương vàng nói trên của BUSADCO còn được nhận giải Đặc biệt quốc tế do Hiệp hội Sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA), Hiệp hội Quảng bá sản phẩm phát minh Đài Loan (TIPPA), Tổ chức Hợp tác sáng tạo, Hiệp hội Các nhà phát minh sáng chế trao tặng.

Empty

Cuộc thi Phát minh và Sáng chế Quốc tế iCAN được tổ chức bởi Hiệp hội Đổi mới và kỹ năng nâng cao Quốc tế Toronto (TISIAS), và được sự hỗ trợ bởi Liên đoàn các Hiệp hội phát minh và sáng chế quốc tế (IFIA), Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA)

7416c2f9010ec5509c1f

iCAN là sự kiện hàng đầu được thế giới công nhận của Canada dành cho các nhà sáng chế, cuộc thi đã cho thấy sự phát triển và cải tiến liên tục kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2016 đến năm 2021, mỗi năm đều phá vỡ kỷ lục của năm trước về tổng số sáng chế, quốc gia và  các tổ chức hợp tác tham gia. iCAN 2021 có hơn 650 phát minh đến từ 70 quốc gia trên thế giới. Ở  lần tổ chức trước của iCAN từ 2016 đến 2021 có sự tham gia của 86 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới bao gồm Bắc, Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Châu Đại Dương. 

Cuộc thi Sáng tạo Sáng chế Quốc tế lần thứ 7 tại Canada, iCAN 2022 diễn ra từ 26/6 đến 28/8 qua hình thức online, với các vòng thẩm định bản đăng ký sở hữu trí tuệ, chấm đề tài, poster và phần thuyết trình trước giám khảo Quốc tế và các câu hỏi - đáp trực tiếp bằng tiếng Anh được quay bằng Video. BGK sẽ đánh giá các phát minh dựa trên Bản đăng kí sở hữu trí tuệ dự án đuợc cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ của các nước có dự án tham gia và báo cáo chi tiết nội dung nghiên cứu bằng Video, poster gửi cho Ban tổ chức Quốc tế và nội dung trình bày trực tiếp của các nhà sáng chế trong quá trình thi trực tuyến.

iCAN được tổ chức nhằm mục đích xây dựng một nền tảng đặc biệt để hợp nhất các sáng kiến đổi mới và sáng tạo của các nhà phát minh Canada với phần còn lại của thế giới bằng cách cung cấp cho mọi người cơ hội vàng để mở rộng mạng lưới quốc tế, hoạt động kinh doanh, quảng bá các phát minh, sản phẩm mới và nghiên cứu đồng thời đạt được thành công là giành giải thưởng iCAN. Cuộc thi iCAN 2022 lần thứ 7 có sự tham gia của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với nhiều nhà phát minh các nước tranh tài như châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức, Áo, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…Tổng số dự án quốc tế tham dự là 700 công trình.

vua-ke

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty BUSADCO Hoàng Đức Thảo kiểm tra công kè bảo vệ bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội năm 2020.

Kè bảo vệ bờ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) là tổ hợp nghiên cứu mang tính sáng tạo đột phá, gồm: thiết kế sản phẩm, giải pháp kỹ thuật công trình, chế tạo sản phẩm và biện pháp thi công xây dựng công trình bờ kè xung quanh hồ. Đây là công trình Di sản văn hóa thuộc nhóm A cấp Quốc gia đặc biệt, dự án đòi hỏi rất khắt khe về giải pháp kỹ thuật, công nghệ và phương án thi công, có chiều dài 1540m. Công nghệ “Kè bảo vệ bờ Hồ Hoàn Kiếm” đã được Cục SHTT cấp 03 Quyết định chờ cấp bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Đoạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; Giải thưởng của tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO). Hồ Hoàn Kiếm là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc biệt và nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Từ trước năm 2020, bờ kè bao quanh Hồ Hoàn Kiếm đã xuống cấp nghiêm trọng, xảy ra tình trạng hư hỏng, sụt lún, sạt lở mất chân kè, mất an toàn... với chiều dài hơn 1000 mét, gây nguy hiểm cho người dân và du khách.